Trung Học Chợ Lách

SINH VẬT RỪNG AMAZON. 

Ngày đăng: 29/11/2017, 9:49 sáng, ý kiến phản hồi (0)

Rừng Amazon là một hệ sinh thái rộng lớn, cung cấp môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài sinh vật khác nhau. Trong đó có nhiều loài sinh vật thực sự nguy hiểm và đáng sợ, đặc biệt là những khu vực xung quanh con sông Amazon. Chúng khiến cho con sông lớn thứ hai trên thế giới này trở thành một trong những địa điểm nguy hiểm nhất trên thế giới, mà nếu bạn có cơ hội khám phá nơi đây, chắc chắn bạn sẽ hy vọng không chạm trán một trong những loài sinh vật dưới đây :

Cá sấu đen Caima:

   Cá sấu đen Caiman là một trong những loài cá sấu lớn nhất trên thế giới, với chiều dài có thể lên đến 6m, nặng hơn cả loài cá sấu sông Nile, và là một trong những loài động vật ăn thịt nguy hiểm nhất trên sông Amazon. Vị Vua của sông Amazon này có thể ăn bất kỳ con mồi nào với hàm răng chắc khỏe của chúng, từ cá, khỉ, hươu, nai, hay những con trăn Anaconda, và cả con người luôn. Năm 2010, nhà Sinh học Deise Nishimura đã bị mất một chân khi chiến đấu với một con cá sấu đen Caima, sau 8 tháng con vật này trốn dưới thuyền của bà.

Trăn Anaconda :

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Trăn Anaconda cũng góp mặt trong danh sách những sinh vật nguy hiểm nhất trên sông Amazon, và cả danh sách những loài bò sát khổng lồ. Chúng là loài Trăn lớn nhất thế giới, chúng có thể nặng tới 250kg, dài 9m, và đường kính thân 30cm. Chúng không có nọc độc, tuy nhiên với sức mạnh bắp thịt, chúng có thể siết chặt con mồi đến nghẹt thở, thậm chí làm gẫy xương. Anaconda thường sinh sống ở các nhánh nhỏ của sông Amazon chứ không phải những khúc sông lớn. Con mồi của chúng thường là các loài động vật 4 chân như hươu, nai, hay thậm chí cả báo đốm nữa .

(Ghi thêm:  Khi ta bị Trăn quấn, đưa 2 tay lên theo kiểu đầu hàng, để tự do không bị trói theo thân mình, rồi chộp cái đuôi nó, cắn thật mạnh, tự nhiên nó nới lỏng ra, vì đuôi là điểm yếu của nó đấy ! ).

Cá Arapaima:

 

Hay còn được gọi là “Pirarucu”, hoặc “Paiche”, là một loài cá ăn thịt có kích thước khổng lồ trên sông Amazon. Chúng có thể dài tới 2,7m, và nặng tới 90kg. Thường săn mồi gần mặt nước, vì chúng cần hít thở không khí bên cạnh việc thở bằng mang. Loài cá này đặc biệt đến nỗi lưỡi của chúng cũng có những chiếc răng vô cùng sắc nhọn nữa .

Rái cá khổng lồ : 

Rái cá khổng lồ là một ví dụ điển hình của dòng họ nhà Chồn. Những con Rái cá đực khi trưởng thành có thể dài 2 m (tính từ đầu đến đuôi). Loại Rái cá này thường ăn cá và cua. Chúng thường đi săn bắt theo thành nhóm từ 3 đến 8 con, và có thể ăn 4 kg thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, loại Rái cá này còn có thể tấn công và ăn thịt rắn Anaconda, và cá sấu Caiman. Chúng cũng được xem là một trong những loài động vật ăn thịt nhiều nhất ở sông Amazon, và được mệnh danh là “loài Sói của sông”.

Cá Candiru :

 

Không phải chỉ những loài vật khổng lồ mới đáng sợ, cá Candiru tuy chỉ là một loài sinh vật nhỏ, nhưng nó là nỗi khiếp sợ của những người đã từng đi qua khu vực sông Amazon. Candiru giống như một loài ký sinh, chúng bám trên các con cá lớn hơn để hút máu. Nỗi khiếp sợ của loài cá này được biết đến từ câu chuyện chúng có thể chui vào niệu đạo của những ai dám đi tiểu, hay lội qua con sông Amazon. Một người đàn ông từng phải phẫu thuật để lấy loài sinh vật này ra khỏi ống niệu đạo, khi chúng đang cố gắng chui vào tinh hoàn.

Cá mập bò :

 

Loài cá mập này thường sống ở khu vực cửa sông gần Peru, cách biển khoảng 4000 km. Chúng có chiều dài 3,3m, và có thể nặng tới 312kg. Giống như những người anh em của  mình ở đại dương, Cá mập bò có những hàm răng sắc như dao cạo, với lực cắn lên đến 600kg, có thể giết chết bất kỳ con mồi nào với chỉ một phát cắn. Chúng thường xuyên tấn công con người, và được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất trên thế giới.

Lươn điện : 

  Thuộc họ cá da trơn, Lươn điện có kích thước trung bình với chiều dài 2,5m, và có khả năng phóng điện qua các tế bào đặc biệt electrocytes hai bên thân. Dòng điện có thể đạt mức 600V, gấp 5 lần so với dòng điện thông thường được sử dụng trong mỗi gia đình, và đủ để hạ gục một con ngựa khỏe mạnh. Nhiều cú sốc điện từ loài sinh vật này có thể gây đau tim, hoặc suy hô hấp cho người. Khi bị Lươn điện tấn công, người bình thường sẽ bị choáng váng, và chết đuối. Những con Lươn điện xác định vị trí con mồi bằng cách tạo ra những dòng điện 10 volt, trước khi làm con mồi bị choáng váng, rồi giết mồi bằng những luồng điện mạnh hơn nữa.

Cá Piranha :

  Nỗi khiếp sợ của loài cá này đã được Hollywood truyền tải qua các bộ phim của mình. Chúng chỉ dài 30cm, tuy nhiên sống thành đàn hàng trăm con, và thường săn mồi theo đàn. Chúng có bộ răng sắc như dao cạo, và dễ dàng xẻ thịt con mồi trong nháy mắt.  Bên cạnh đó, chứng cuồng ăn của loài cá này khiến chúng càng trở nên đáng sợ. Tuy nhiên trên thực tế, chúng chủ yếu ăn xác thối của các loài sinh vật khác thôi.

Cá Ma cà rồng Payara :

 

Loài cá này có biệt danh cá Ma cà rồng, do hai chiếc răng nanh quá khổ của chúng, khiến chúng trở thành loài sinh vật ăn thịt hung dữ nhất khu vực sông Amazon. Chúng có thể phát triển chiều dài lên tới 1,2m, và có khả năng ăn lượng thức ăn bằng ½ cơ thể mình. Hai chiếc răng nanh dài tới 15cm của chúng có thể đâm xuyên qua bất kỳ con mồi nào, hàm trên của Payara có những chiếc lỗ đặc biệt, dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm chúng.

Cá Pachu :

 

Một loài cá có kích thước nhỏ, lớn hơn cá Piranha một chút, tuy nhiên chúng trở nên đặc biệt, nhờ hàm răng giống như răng người của mình. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả, và các loại hạt. Tuy nhiên, loại cá này có thể khiến nhiều đàn ông khiếp sợ, vì chúng có thể cắn đứt tinh hoàn của họ. Một người đàn ông sống ở Papua New Guinea đã thiệt mạng sau khi bị một con cá Pacu cắn đứt tinh hoàn đấy !.

Dương Nguyễn (sưu tầm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Untitled
CÀ PHÊ KHU DU LICH CỒN ÉN
Sáng 30/6, Kim Thuấn sang Khu Du Lịch Cổn Én, H. Chợ Mới, An Giang với Năm Nghĩa, tình cờ gặp anh Dương...
Xem tiếp...
h7
CGC VĨNH BÌNH DU LỊCH CỒN ÉN
Ngày 24/6, Hôi CGC Vĩnh Bình với 12 thành viên đã khởi hành từ Chợ Vĩnh Bình đi KDLCồn Én. KDL này thuộc...
Xem tiếp...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
Vừa đặt tách cà phê xuống bàn thì tiếng chuông tin nhắn của chiếc điện thoại vang lên , thoáng nhìn qua...
h1
THƯ MỜI CHS . TH CHỢ LÁCH ( Đăng lần 2)
Tin từ chị Thanh Nhi cho biết,  Đỗ thị Tiệp- hiền thê của Đào Văn Lộc  mời tất cả bạn bè CHS Trung học...
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
Năm 1969, nhà xuất bản Ca Dao của Hoài Khanh in cuốn Đi Vào Cõi Thơ của Bùi Giáng. Ngoài những nhà thơ...
450531
"THỜI GIAN TRÊN GIÁ SÁCH"
Mỗi khi ghé thăm nhà một ai đó, thay vì ngắm nhìn bộ salon bằng gỗ quý hay những chiếc bình gốm sứ đắt...
tải xuống
PHIẾM LUẬN VỀ THAM SÂN SI
THAM SÂN SI 貪嗔痴 tiếng Phạn(梵)là Rāga Dveṣa Moha. Hiểu một cách đại thể thì : THAM là Tham ái ngũ dục,...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 38
Lượt truy cập: