Trung Học Chợ Lách

CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH

Ngày đăng: 23/09/2023, 9:40 chiều, ý kiến phản hồi (2)

Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon thoải mái trên con đường tráng nhựa bóng loáng rộng rãi. Lòng bồi hồi nhớ lại hơn 50 năm về trước, cũng con đường nầy đi lên xuống thường xuyên mỗi tuần ( chiều thứ bảy về nhà ở Vĩnh Long, chiều chủ nhật về Chợ Lách) . Ôi! Thật vất vả cả buổi trên chuyến xe đò .! nhưng đó là phương tiện duy nhất, có còn hơn không….

Xe khách hình minh họa

Thời đó chỉ có hãng xe Hoa Nam ( 3chiếc )chạy tuyến đường Chợ Lách đi Vĩnh Long . Ông Bảy chủ xe Hoa Nam là ông nội của Lương Minh tôi gọi bằng ông (cậu của mẹ), ông có 3 người con trai, cậu Hai nhà ở Vĩnh Long quản lý 1 chiếc xe, sáng khởi hành Vĩnh Long về Chợ Lách chiều trở về Vĩnh Long, cậu Ba và cậu Tư ở Chợ Lách mỗi người 1 chiếc sáng và trưa từ Chợ Lách đi Vĩnh Long, trưa chiều quay về Chợ Lách . Bến xe ở Vĩnh Long là đoạn lề đường dưới dốc cầu Thiềng Đức cạnh cổng sau chùa Long Quang phường 5. Còn bến ở Chợ Lách là lề đường chỗ Bến Bắc ngang chợ, trước nhà bạn Tấn Đức. Ngoài ra còn bến xe lôi (khoảng 5 chiếc) thường đậu ở bóng mát dưới cây còng cập lề đường kế bên sân đình. Có  một chiếc xe đò hiệu Đồng Tâm, khởi hành từ Cái Mơn đi Vĩnh Long, trưa về Cái Mơn. Một chiếc xe tải nhỏ ( 4 bánh lớn hơn xe Lam) hiệu Vĩnh Thành , khởi hành từ Minh Đức (Cái Nhum) đến Chợ Lách lúc 9g , chiếc xe này chỡ báo hàng ngày đến Chợ Lách cho tiệm báo của Phi Phụng.  Minh Đức (Cái Nhum ) lúc đó là 1 xã của quận Chợ Lách, chuyến xe này đưa bà con đi đến quận để làm giấy tờ, 12g trưa trở về Cái Nhum.

Nếu các bạn già cở tôi sống ở Chợ Lách, giờ nhắc lại chắc còn nhớ hình ảnh các chiếc xe đò chật chội vào lúc đông khách, chớ các bạn trẻ bây giờ làm sao biết được những cảm giác ấy. Thời gian ở Chợ Lách, tôi, chị Tư , anh Hai mỗi cuối tuần thường về Vĩnh Long, chúng tôi là cháu chủ xe nên quanh năm suốt tháng đi xe không tốn tiền. Chiếc xe đò cở xe 20 -25 chỗ bây giờ, nhưng lúc thời điểm đông khách có thể chỡ trên 30 khách, luôn cả trên mui, phía trong xe ngồi như gài mấm trên những băng gỗ, phía sau có bậc cây bước lên, miếng ván đó đứng đeo được 2 người ( thường là chỗ của lơ xe đeo để nhảy lên xuống cho nhanh) , còn hôm nào quá đông thì lên ngồi đầy trên mui, thời đó trên đường chưa có cảnh sát.

Cái tay quay (maniwelle)

Mỗi lần chuẩn bị khởi hành, lơ xe sắp xếp hành khách xong thì phải xách nước đổ đầy bình quạt nước để máy xe không nóng, kế đến dùng tay quay (manivelle) dài cở 1 mét quay cho xe nổ máy. Có khi quay mõi cả tay, đổ mồ hôi trán mà máy vẫn chưa nổ, sau cùng tài xế phải yêu cầu khách xuống xe, mượn số người khỏe mạnh cùng nhau đẩy, tài xế ngồi trên xe đợi xe đẩy có trớn liền vô số cho máy nổ.

Chiếc xe cũ kỹ chạy trên con đường đất đá gồ ghề, so sánh với tốc độ xe ngày nay, có thể dùng từ  RÙA BÒ TRÊN LỘ, vậy mà chạy được chừng 10 cây số nếu không có khách xuống xe, thì xe cũng tìm chỗ gần kênh nước dừng lại lấy nước đổ đầy vào bình quạt nước giải nhiệt .

Nói về con lộ, thời gian còn ở Chợ Lách có một lần được ông Bảy dẫn đi dự lễ khánh thành con lộ ( ông là khách danh dự) , nói là tiếng khánh thành chứ thực tế là hoàn thành sửa chữa con lộ ( rãi thêm đá, cho xe lu cán bằng) , vì trước đó con lộ quá cũ, lõm chỏm đất đá hoa cương, nhiều đoạn đầy ổ gà ổ voi, khi mưa lớn có chỗ nước đọng thành vũng lớn xe phải từ từ bò qua.

Mỗi lần 2 chiếc xe đò đi ngược chiều qua mặt thì phải chạy chậm lại, hoặc gặp đoạn hẹp một xe dừng lại sát vào lề cỏ nhường cho xe kia từ từ qua. Trên xe tài xế nói lớn ” xe đang qua mặt hành khách trong xe không được đưa tay đầu ra ngoài ” . Nghe diễn tả cảnh đó chắc các bạn cũng tưởng tượng ra bề rộng của con lộ bao lớn rồi !

Bac Cổ Chiên hình minh họa nguồn Net

Khách muốn đến Vĩnh Long phải gian nan chờ đợi qua bắc Cổ Chiên ( nay là phà Đình Khao) . Nhắc đến bắc Cổ Chiên nay chỉ còn trong ký ức của người lớn tuổi sống lâu ở Chợ Lách, chứ không còn tìm thấy hình ảnh trên mạng. Xin quay về ký ức xa xưa kể lại bến bắc và chiếc bắc Cổ Chiên thời đó, nếu các bạn còn nhớ thêm điều gì xin góp ý bổ sung.

Cây cầu xuống  Bắc thiết kế bằng sắt lót ván phía trên nối liền với Ponton (Phao) bằng xi măng những bảng lề sắt to, ( cây cầu đi chuyển lên xuống theo độ nổi của phao) phía dưới cuối cầu là phao nổi bằng xi măng, trên phao có bàn quay chữ thập, khi xe chạy xuống đậu yên trên bàn quay, vài người khỏe mạnh đẩy bàn quay cho đuôi xe quay ngay bàn mũi bắc rồi xe từ từ de thẳng xuống Bắc, khi lên cũng vậy, xe từ dưới Bắc lên nằm yên trên bàn quay, vài người xúm lại đẩy bàn quay cho mũi xe ngay cây cầu rồi xe từ từ chạy lên.

Bắc chỉ có một chiếc duy nhất, lớn cở phà chạy bến An Phước vỏ bằng sắt ngày nay, chiếc Bắc nền bằng gỗ, phía bên trong dưới tay lái là hầm trang bị một chiếc máy dầu cổ xưa của Ấn Độ. Máy quá cũ nên khi gặp sóng to, chiếc Bắc chao nghiêng máy thường bị chết. Có một lần tôi và anh Hai đi từ Vĩnh Long về Chợ Lách, khi chiếc bắc gần cập bến phía Chợ Lách ( cách chừng 200 mét) bị những con sóng từ bờ đổ dồn dập, chiếc bắc chao nghiêng rồi chết máy, chiếc bắc càng chao đảo hơn, phải dùng lòi toí ghì chặt xe lại, tôi sợ run rẩy, miệng niệm Phật lia lịa, thầy Nam cởi giày và quần tây, chỉ còn mặc quần đùi áo thun, ôm tôi đem lên mui chỗ tài công, anh ngồi ôm tôi vào lòng cho bớt sợ, rồi căn dặn :” có chuyện gì em ôm cổ anh Hai cho chắc, anh ráng lội vô bờ “.  15 phút sau chiếc Bắc máy nổ lại , nó từ từ vào bến an toàn ….

Cũng một lần vào buổi chiều thứ bảy cả gia đình tôi 4 người cùng về Vĩnh Long , buổi chiều ấy tiết trời thật tốt, gió thoảng nhẹ, những ngọn sóng lăn tăn chiếc Bắc đang chạy ngon lành đến giữa sông tự nhiên chết máy, người thợ sửa hoài vẫn không nổ, chiếc Bắc theo cơn gió nhẹ và con nước từ từ trôi về hướng chợ Vĩnh Long . Đến khoảng giữa đoạn sông khúc có hàng đáy giăng ngang gần kín sông, còn cách chừng 200 mét , chiếc Bắc đang trôi ngang thế nào cũng vướng vào hàng đáy. Trên Bắc mọi người đang lo lắng, còn số thanh niên tếu kêu to ” mắc đáy….mắc đáy”; mai phước lúc đó ông Trời chưa ngủ nên nhìn thấy, gần đến hàng đáy không biết gió tự nhiên đổi hướng xoay chiếc Bắc quay nằm xuôi lại từ từ chui qua vừa lọt hàng đáy, rồi trôi thẳng  vào bờ cù lao An Bình đối diện chợ Vĩnh Long . Lúc này trời vừa tối, chúng tôi nhờ đò máy nhỏ đưa qua chợ Vĩnh Long, để về nhà.

22_09_2023

THÍCH THIỆN THẢO

 

 

 

 

 

2 bình luận

  1. Đại huynh nhắc đến chuyện xe đò Chợ Lách đi Vĩnh Long và ngược lại, làm em nhớ lại thuở ấu thơ em cũng đã từng đi xe của ông bẩy Hoa Nam, nhà xe này đã có tự lúc nào em cũng không biết, nhưng em nhớ từng chi tiết từ bến bãi, hình dáng , màu sơn từng chiếc kế cả các bác tài và chú lơ phụ, em còn nhớ cả giọng nói của mỗi người trong nhà xe nữa là khác.

    Ông bà bẩy rất hiền lành và phúc hậu, có những lúc xe về chưa tới bến thì mưa như trút nước, lúc đó ông bẩy ra đứng trước hành lang nhà xe kêu những khách trên xe vào nhà để trú đến khi cơm mưa tạnh hẳn ông bẩy mới chào tạm biệt, em còn nhớ bao nhiêu là chuyện trên con lộ từ thuở thập niên 60 của thế kỷ trước…..

    1. Hoài Thương, Nhớ gì viết nấy như thầy Thảo vậy. Mọi người hoan nghênh lắm đó. Già nói chuyện xưa là đúng gu rồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...
anh-chup-man-
CHUYỆN THI ĐỆ THẤT
Từ trường Nam tỉnh lỵ Vĩnh Long theo thầy Nam về Trường tiểu học Chợ Lách học lớp nhì (lớp 4). Năm đầu...
Xem tiếp...
xe-che-tau-lau-doi-nhat-o-sai-gon-ivivu-4
CHÈ Ở CHỢ LÁCH NGÀY XƯA
Tôi không nhớ Chợ Lách buổi sáng có bán chè không, nhưng tôi nghĩ có vì có bán xôi bánh phồng, xôi vò...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

438
NHÓM THCL ĐI VIẾNG NGÔ QUANG BỬU
Tối 22/4, nhóm Trung Hoc chợ lách ở Sài Gòn gồm thầy Nguyễn Khắc Minh, THanh Tùng. Phương Chi và Phương...
657
BỬU ƠI !
Bửu ra đi không là nổi bất ngờ với bạn bè. Cách đây hơn hai năm khi nhóm bạn bè Tống Phước Hiệp chuẩn...
CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 13
Lượt truy cập: