Trung Học Chợ Lách

Nhớ thầy Đào Hữu Ngạn

Ngày đăng: 12/02/2013, 10:53 chiều, ý kiến phản hồi (0)

 

Thầy Đào Hữu Ngạn là Hiệu trưởng Trường TH. Chợ lách đồng thời cũng là giáo viên dạy văn từ năm 1968  đến 1972 sau đó Thầy được chuyển về Sở Học chánh Vĩnh Long 

        Được nghe Thầy giảng về các tác phẩm Nguyễn Công Trứ , Nguyễn  Khuyến, Trần Tế Xương và nhất là tuyệt tác của Đặng Trần Côn thì trong học sinh chúng ta không thể nào quên giọng giảng ngọt ngào sâu lắng , ý thơ cô đọng dạt dào . Để bây giờ nhìn lại, thấy rằng thời gian sao trôi nhanh quá ,  tất cả đã nhạt nhòa theo năm tháng, Thầy thì đã tha hương, học trò Thầy đã chắp cánh bay vào vạn nẻo đường đời.  Điều còn lại trong Thầy là ngôi trường và học sinh yêu dấu .

        Có lần Thầy kể rằng : ” Năm ấy khi về nhậm chức Hiệu trưởng, trường chỉ có từ lớp 6 đến  lớp 9. Mỗi khối chỉ vỏn vẹn 2 lớp , trong khi mỗi năm học sinh thi vào Đệ thất  ( tức lớp 6 bây giờ )  có đến hơn 500 học sinh , trường tuyển chọn 110 học sinh . Số học sinh còn lại sẽ về đâu ?  Việc học của chúng như thế nào ? Thầy cứ đắn đo suy nghĩ , ưu tư lại đè nặng lên vai Thầy .Thế là  Thầy mạnh dạn họp Phụ huynh học sinh vận động hỗ trợ tài chính, môt mặt Thầy xin với trên mở thêm 8 lớp Đệ Thất . Số học sinh tăng thì trường lớp phải mở rộng để có chỗ cho hơn 3.500 học sinh ngồi học .

        Bên cạnh việc mở trường lớp Thầy còn vận động xây nhà vệ sinh , tuyển nhân viên phục vụ . Cổng trường THCL do chính tay Thầy thiết kế theo kiểu cổng tam quan , gổm một cổng chính và hai cổng  phụ . 

        Về mặt đời sống ,Thầy mở căng – tin trong trường để tăng thêm nguồn thu nhập cho 2 nhân viên lúc bấy giờ là chú Sáu Dõng ,và chú Tám ”

        Ở trường, Thầy là người Thầy hết lòng vì học sinh, trong đời sống Thầy là thầy thuốc tận tình với bệnh nhân. Bây giờ dù ở rất xa , nhưng trái tim Thầy luôn hướng về mái trường, về học sinh thân yêu của mình bởi nơi ấy có nhiều kỷ  niệm đã một thời gắn bó trong cuộc sống của Thầy . 

        Cảm ơn Thầy . Cảm ơn người đã cung cấp hành trang cho chúng em vững bước vào đời . Dù nghìn trùng xa cách, dù thời gian có phôi pha ,Thầy mãi mãi là người Thầy đáng kính của chúng em  

            Lục Bình 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

unnamed
PHIẾM VỀ CHỮ KHÚC
KHÚC 曲 là Quanh, Quẹo, Cong, Queo, Gãy, Đoạn… Nên trong chữ Nho, chữ KHÚC là chữ Tượng Hình 象形...
Xem tiếp...
unnamed
VĂN, VÂN, VẦNG, VẬT, VỊ.
VĂN QUÂN là Trác Văn Quân 卓文君 và chồng là Tư Mã Tương Như 司馬相如.       Nói đến Tư Mã Tương Như và Trác...
Xem tiếp...
H1
HOÀI THỦY BIỆT HỮU  của Trịnh Cốc
             Đây là bài viết riêng tặng cho Anh Suôi HUỲNH THANH SƠN, người đã có chung cảm xúc hoài...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

unnamed
PHIẾM VỀ CHỮ KHÚC
KHÚC 曲 là Quanh, Quẹo, Cong, Queo, Gãy, Đoạn… Nên trong chữ Nho, chữ KHÚC là chữ Tượng Hình 象形...
Untitled
DI TÍCH GÒ CÂY TUNG
Theo Ban Quản Lý Di Tích Văn Hóa Óc Eo Tỉnh An Giang: “ Di tích Gò Cây Tung ở phường Thới Sơn, Tịnh Biên,...
Nhà cong tu bạc liêu
THĂM NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIỆU
 Tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018, nhân tiết Nguyên Tiêu, gia đình có tổ chức một tour du lịch ngắn hạn...
unnamed
VĂN, VÂN, VẦNG, VẬT, VỊ.
VĂN QUÂN là Trác Văn Quân 卓文君 và chồng là Tư Mã Tương Như 司馬相如.       Nói đến Tư Mã Tương Như và Trác...
h3
LỄ KHAI THỊ NGÔI CHỢ TRĂM NĂM
Tờ Nông Cổ Mín Đàm số ra ngày 1er Février 1917, nơi trang 4 có đăng “Lễ khai thị chợ thành phố quận GOCONG”...

LỜI DẪN

Tin nhà

H2
CHS NHÓM THCL NIÊN KHÓA 68 HOP MẶT Ở BÌNH ĐẠI
h0
ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH TẠI TP.HCM HỌP MẶT MỪNG XUÂN 
1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 4
Lượt truy cập: