Trung Học Chợ Lách

CHUYỆN THI ĐỆ THẤT

Ngày đăng: 17/09/2023, 9:10 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Từ trường Nam tỉnh lỵ Vĩnh Long theo thầy Nam về Trường tiểu học Chợ Lách học lớp nhì (lớp 4). Năm đầu còn bỡ ngỡ chưa thân với bạn bè trong lớp, nên đến nay không còn nhớ bạn nào!

Thời gian đầu chỉ thân với Lương Minh ( Hồ Minh) , Lương Minh lớn hơn tôi một tuổi học trên một lớp, tôi vai anh, mẹ tôi là chị em cô cậu với cha Lương Minh, bù qua bổ lại hai đứa cứ mầy tao thành thói quen. Ở nhà riêng, lúc rãnh hay đến nhà ông Bảy (chủ xe Hoa Nam) ông nội của Lương Minh chơi với LM . Buổi chiều, ông Bảy đưa giấy thu cước phí hàng hóa, bảo hai đứa qua chợ giao cho các tiệm, xong ông cho chút đỉnh tiền ăn quà.

Trong nhóm chơi thân ở xóm, Lương Minh thường đứng đầu bài vẽ, có thời gian đề nghị mỗi đứa sắm cây vợt vũ cầu, chiều tụ tập ở sân đình đấu nhau, đôi khi cá độ chung cà phê, trong nhóm 4 đứa: Lương Minh, anh Tý ở kế nhà xe Hoa Nam, bạn Tín gần đình và tôi, thỉnh thoảng có thêm bạn Phi Hổ, Tấn Đức. Có hôm đánh cầu xong hẹn nhau tối đi uống cà phê ở quán bác Chín Vàng ( nay là chỗ miếu Quan Thánh kế bên đình Sơn Định). Đến quán bọn tôi gọi xây bạc sĩu ( sửa nóng ít cà phê). Uống xong ngồi lớ ngớ chút rồi về, thỉnh thoảng quán vắng khách thì ngồi lại tập tành làm người lớn.

Có lần Lương Minh bàn với tôi xây hồ nuôi cá 7 màu để kinh doanh; phân công tôi tìm gạch ( gạch tiểu ở bãi sông sau nhà tôi) Lương Minh mua xi măng, lấy muỗng canh đập dẹp làm cái bai. Mỗi ngày chỉ xây từ 1 đến 3 viên gạch ( sợ ngã ), xi măng mua lần một ký. Sau cùng cũng hoàn thành. Cả hai đi Vĩnh Long hùn tiền mua cá 7 màu thả nuôi. Cá thả vô hồ buổi chiều, sáng ra thăm….sao cá chết hết?? Hỏi người lớn mới biết không ngâm hồ trướ,c khi thả cá, chất xi măng ra mặn chết cá.

Năm sau lên lớp nhất( 1964_1965 ) tôi chơi thân với nhiều bạn học cùng lớp ở xóm bến Bắc như bạn Phi Hổ, bạn Tấn Đức, gần bến đò có bạn Chiến ( con bác Bảy Quí ) , gần đình bạn Tín. Trong lớp, tôi chơi thân với Phi Hổ, ngoài tình bạn học còn có tinh thần thi đua, bạn Phi Hổ học giỏi luôn đứng đầu lớp, còn tôi chỉ được hạng khá, nên luôn lấy gương học tập của bạn Phi Hổ làm mục tiêu phấn đấu. Mùa hè năm ấy Phi Hổ lãnh thưởng HẠNG NHẤT còn Thông Văn thì….. không , ức lắm… Năm nay, chỉ còn cơ hội thi tuyển đệ thất mà thôi

Cũng hên, năm ấy thầy Hơn còn dạy Chợ Lách ( dạy trung học), thầy muốn giúp bé Thông thi vào đệ thất, nên thầy mở luôn lớp luyện thi khoản mười mấy em. Mượn góc phòng khách của đình, lấy mấy tấm ván ngựa kê cao làm bàn, ngồi ghế đẩu, bảng viết mượn ở trường.

Thầy ra nội quy học rất gắt, môn câu hỏi thường thức ( sử ký, địa lý, khoa học thường thức, đạo đức, công dân giáo dục) tổng cộng 5 môn, mỗi ngày phải học thuộc lòng mỗi môn 1 bài, sách giáo khoa khỗ cỡ nửa quyển tập , khá dầy ( không nhớ tên tác giả) , mỗi bài khoảng 1 trang chữ in , chỉ đặc biệt có môn địa lý ngay bài nước Ấn Độ đến 3 trang ( bài 1, bài 2, bài 3 )

Thầy bắt tính 1 bài, xui cho tôi hôm đó bị bệnh không học nổi, kết quả là thi câu hỏi môn địa lý vô ngay bài….Ấn Độ. Vào đầu buổi học, thầy thường gọi hoc trò xung phong trả bài,  có 5 bạn thường xuyên thuộc, trong đó tôi và bạn Phi Hổ dẫn đầu. Trong buổi học thầy hướng dẫn tập làm văn, giải toán, hết buổi học thầy cho một số bài về nhà, xem như học suốt ngày luôn cả buổi tối .

Hôm thi đệ thất, cha tôi dẫn đi chợ sớm, ghé quán cà phê Đông Nam Hưng ( nhà sàn mé sông kế bên cầu đò chợ ), cho uống ly xây bạc sĩu, ăn bánh bò thêm bánh cà lô quách chắm vào sửa ( bánh dầu chéo quải). Kỳ  thi đó tôi làm bài khá tốt, luận văn- toán đều đạt, chỉ có môn câu hỏi 5 câu làm được 4 ( bài địa lý không thuộc).

Ngày nhận kết quả từ Vĩnh Long về, gặp chú Tám lao công trường ở bến đò cầm danh sách kết quả tôi nhờ xem giùm. Lướt nhanh qua chú nói ” không thấy tên rớt rồi”. Ôi! buồn quá, bao kỳ vọng của cha mẹ, của anh tôi vào kỳ thi này tiêu tan hết. Tức quá ! mình học cũng hạng khá, làm bài cũng đạt, vậy mà rớt !  Suốt ngày hôm đó đến sáng hôm sau cầm bộ bài cào nhỏ chơi một mình mà tâm trí để đâu đâu.

Đến sáng hôm sau, bạn Chiến đi dò kết quả về chạy đến báo tin ” Thông ơi ! mầy đậu rồi” , buồn thiu nói ” thôi đừng có quê tao! hôm qua chú Tám về đến bến đò, tao có nhờ dò, chú nói rớt rồi ” .

Chiến : ” tao nói thiệt , chắc hôm qua gấp quá chú không xem trang đầu, tên mầy trang đầu mà còn ở trên cao nữa, còn tao thì rớt ” Tôi mừng ra mặt ” Mầy nói thiệt hả? tao đi dò liền, cho mầy bộ bài nè, thi đậu tao ráng lo học không chơi đánh bài nữa “.

Kết quả tôi hạng 8 /120 thí sinh đậu vào đệ thất ( 2 lớp Anh và Pháp) với tổng số trên 700 thí sinh. Khoái nhất là đợt nầy mình đã vượt trên bạn Phi Hổ (hạng 11 ) dù chỉ là một lần duy nhất.

13_09_2023

Thiện Thảo

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

H3
CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...
pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...
xe-che-tau-lau-doi-nhat-o-sai-gon-ivivu-4
CHÈ Ở CHỢ LÁCH NGÀY XƯA
Tôi không nhớ Chợ Lách buổi sáng có bán chè không, nhưng tôi nghĩ có vì có bán xôi bánh phồng, xôi vò...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

438
NHÓM THCL ĐI VIẾNG NGÔ QUANG BỬU
Tối 22/4, nhóm Trung Hoc chợ lách ở Sài Gòn gồm thầy Nguyễn Khắc Minh, THanh Tùng. Phương Chi và Phương...
657
BỬU ƠI !
Bửu ra đi không là nổi bất ngờ với bạn bè. Cách đây hơn hai năm khi nhóm bạn bè Tống Phước Hiệp chuẩn...
CHU TAM 2
CHỮ TÂM
Chữ TÂM                             TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể,...
An-Tam
VIẾNG THIỀN VIỆN TRÚC LÂM
Năm 2014, tôi được Ni Cô Trí Giải mời ra Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm tham quan. Ni Cô Trí Giải  là người...
IMG_20240214_111120
TRÀ QUÁN ÔNG ĐỒ- NHIỀU NÉT VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Sống ở Sài Gòn, thỉnh thoảng nghe nhiều người nhắc đến Trà Quán Ông Đồ, phải chăng đó là nơi bán trà...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
h0
TÔI ĐI DỰ HOP ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 14
Lượt truy cập: