Trung Học Chợ Lách

NGỮNG NGƯỜI BẠN LY HƯƠNG

Ngày đăng: 06/12/2021, 9:59 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Vào đầu hè năm 2014, bạn tôi là Nguyễn văn Bình vượt hàng nghìn cây số đến California thăm ba đứa bạn gồm Bùi Thế Hiền , Đào Ngọc Nam và tôi. Bởi hoàn cảnh không thuận lợi nên chúng tôi phải nhanh chóng đến gặp Ngọc Nam vào lúc giữa đêm, vì sáng sớm ngày mai Ngọc Nam phải lên máy bay cùng phái đoàn hành hương đi qua nhiều nước và điểm dừng chân cuối cùng là ở Việt Nam.  Chiếc xe cứ bon bon trên mặt đường bóng loáng do Hiền cầm tay lái ,vượt qua hết lên đèo rồi xuống dốc, màn đêm cứ phủ kính dày đặc cả một không gian bao la giữa núi đèo tỉnh mịch.

Cuối cùng thì nó cũng được rẽ vào một khung viên rộng lớn, có nhiều chậu hoa kiểng ẩn hiện dưới ánh đèn vàng mờ nhạt loe loét trên ngọn đồi có hàng cây xanh mướt nằm dọc theo con dốc. Chúng tôi cứ tưởng chừng như được lọt vào một miền tiên giới nào vậy. Rồi phía trước mắt từ từ hiện ra một tấm bảng lớn với dòng chữ “ Thiền Viện Đại Đăng” lúc đó thì đã là hơn 11giờ đêm. Bốn thằng bạn được gặp nhau trong một không gian yên tĩnh ngay sảnh đường thiền viện. Chúng tôi không khỏi bở ngỡ của lần tao ngộ sau gần nửa thế kỷ này, buổi tao phùng đầu tiên trên đất khách. Bốn chúng tôi mừng không sao diễn tả được, chúng tôi ôn lại bao nhiêu là chuyện của những ngày thơ ấu, thuở cắp sách tới trường, bao nhiêu là chuyện vui buồn trong quá khứ, chia sẻ với nhau qua từng giai đoạn trong cuộc sống, ngay lúc đó chúng tôi có điện thoại thẳng về Việt Nam để gặp cô Thiếu Hoa, nhận được điện thoại cô mừng vô kể, cô gặp từng đứa học trò cưng của mình để chuyện vãn đôi câu,,,nhưng cuộc hội ngộ cũng không được vẹn toàn cho lắm, vì trời cũng đã quá khuya rồi, chúng tôi đành dừng lại mọi chuyện, tạm chia tay để còn vượt hơn hai trăm cây số trên đường quay về nhà.

Đến khoảng đầu mùa thu năm 2017 tôi cùng gia đình có dịp đến miền đông bắc Hoa Kỳ thăm thông gia và con trai. Cũng trong dịp này tôi có ghé qua tham quan thành phố cổ đất nước Hoa Kỳ, cái nôi của xứ sở cờ hoa, nó nằm ngay trung tâm tiểu bang Philadelphia, Trước đó, tôi cũng đã có báo tin cho bạn tôi là Nguyễn văn Bình biết, ( bạn cùng lớp), nhận được tin Bình rất mừng vui và sẵn sàng tiếp khi chúng tôi vào đến thành phố . Đi dưới ánh nắng vàng rực rỡ dọc theo ở các tòa nhà cao to tráng lệ, nhưng nó vẫn giữ được nét uy nghi cổ kính của thời mới được khai sanh lập quốc. Tôi thật sự ngỡ ngàng với những toà lâu đài kiến trúc cổ kính kiểu phương Tây này. Khi học lịch sử nước Mỹ, tôi chỉ ngồi nghe thầy giảng dạy chứ tôi không thể nào tưởng tượng ra nó như thế nào cả, giờ đây chứng kiến thực tế ngay trước mắt tôi lấy làm kinh ngạc cho sự văn minh tột đỉnh phương Tây thời đó, thời cuộc chiến Nam Bắc phân tranh vừa chấm dứt. Chúng tôi đi thăm viếng, tham quan tất cả các lâu đài trong khu vực. Vừa xong, thì tiếng chuông điện thoại cũng vừa reo lên, bên kia đầu dây tiếng của Bình bảo là sắp tới điểm hẹn, thế là gia đình chúng tôi và Bình được gặp nhau ở trong một nhà hàng người Hoa gần đó, vừa ăn uống vừa trò chuyện một lúc lâu,  thế rồi cũng đến lúc chia tay. Nói về cuộc sống kinh tế thì Bình rất ổn định, thành công trong chuyện làm ăn, nhưng Bình lại thiếu may mắn về đường gia đạo, Bình vừa lo cuộc sống hằng ngày, vừa phải lo cho đứa con trai duy nhất bị bệnh, năm ấy cháu cũng đã được mười bốn tuổi, nhưng không lúc nào cháu chịu để cho cha mẹ được yên ổn, cháu luôn năng động , tay buông cái này thì tiếp tục bắt cái khác, nghĩ mà tội nghiệp cho Bình, coi như ngoài bận rộn với việc mua bán hàng ngày, Bình còn luôn bận rộn với đứa con trai  nữa. Tôi nhớ lại thuở còn đi học, Bình là một học trò ngoan, tính tình thì rất hiền lành và ít nói nên được bạn bè thương mến, sau khi rời khỏi trường mỗi người mỗi ngã, bước qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống cuối cùng thì năm đứa bạn cùng lớp đã gặp nhau trên đất khách (trong hình chỉ có bốn, còn một bạn tên Cù văn Khải đang sống ở bang Taxas).

  Hồi tháng tư vừa qua một bạn Đào Ngọc Nam cũng vừa viên tich tại thiền viện Đại Đăng, nam California, trong việc tu học, Đào Ngọc Nam đã lên tới Đại Đức, nay tới Nguyễn văn Bình cũng nối bước ra đi về cõi vĩnh hằng, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi, thương tiếc, chúng tôi đã mất thêm một người bạn mà có cả một thời gian dài không gặp được. Giờ đây chúng tôi xin nguyện cầu cho hương linh hai bạn được sớm tiêu diêu nơi miền Tây Phương Phật Quốc.

HOÀI THƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
Vừa đặt tách cà phê xuống bàn thì tiếng chuông tin nhắn của chiếc điện thoại vang lên , thoáng nhìn qua...
Xem tiếp...
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
Năm 1969, nhà xuất bản Ca Dao của Hoài Khanh in cuốn Đi Vào Cõi Thơ của Bùi Giáng. Ngoài những nhà thơ...
Xem tiếp...
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Ngày 26/3, Lớp Lão niên đã họp mặt lần 6  tại quán Hiếu Nhân, thị trấn Chợ lách. Về dự có 13 CHS, đặc...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
h1b
MỘT MÙA DOLTA BÌNH AN
Tết Sene Dolta năm nay của người Khmer vùng Bảy Núi diễn ra trong 3 ngày, từ 1 đến 3/10/2024, 29/8 đến...
H1
SƯU TẦM VÉ SỐ CŨNG CÔNG PHU
Mua vé số sưu tầm thì về phân loại theo chủ đề: vé số Đông Dương, kiến thiết Quốc gia, vé sau 1975, chủ...
1727824568052blob
Chữ "Ả"
Ả vốn là từ A 婀(妸) trong “Chữ Nho… Dễ Học” được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm...
unnamed
Tô Bún Nước Lèo 
Cao Miên là Cam Bốt (từ tiếng Pháp Cambodge). Tiếng Hán, Cao Miên chỉ nước và sắc tộc Khmer. Phụ nữ Miên...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 18
Lượt truy cập: