Nhà tôi ở Tân Phong, một xã của quận Chợ lách(nay thuộc Cai Lậy , Tiền Giang). Từ nhà Tân Phong qua Chợ Lách phải qua sông Tiền, nên tôi phải ở trọ. Năm 1969, tôi rhi đậu vào đệ thất, chọn sinh ngữ Anh nên trường xếp vào đệ thất A. Lớp tôi nằm dãy bên phải từ cổng trường nhìn vào. Mỗi lần vào trường là nhìn thấy phòng hiệu trưởng chính giữa.
Dãy phòng bên trái là các lớp đệ tam, đệ nhị , cất khang trang hơn vì mái lợp ngói, ở đó các anh học để chuẩn bị thi tú tài. Khi ấy mình nhìn các lớp học của anh chị mà them, trong lòng ước mau đến ngày mình sẽ ngồi học bên ấy.
Hiệu trưởng của trường năm ấy là thầy Đào Hữu Ngạn, giám thị là ông Lê Tấn Chõi. Chú Sáu Dõng hiền phụ trách Cai trường (bảo vệ) , chú hay mở cổng và đóng cổng cho học sinh vào trường hay tan học đi ra.
Trường có một dãy bán đồ ăn (như căn tin) sau dãy lớp bên phải, sau giữa giờ học là ra đó ăn đậu xanh , đậu đỏ, đậu đen bánh lọt nước cốt dừa. Bây giờ , ăn ở đâu cũng không thấy ngon bằng.
Các giáo sư năm đệ thất là cô Phát dạy Anh văn, Cô Tám dạy giảng văn, Thầy Ba dạy toán, thầy Huỳnh văn Ngôn dạy nhạc và họa.
Năm đệ lục (lớp 7) , cô Thủy thanh dạy Vạn vật, cô Thu dạy giảng va8nm thầy Vũ Đỗ Hải dạy Sử địa,
Năm đệ ngũ (lớp 8) Thầy Nguyễn Tri Lộc dạy toán, nhà thầy ở Long Thới, thầy Huỳnh văn Dậu., thầy Một dạy giảng văn , vào lớp thầy đọc cho cả lớp nghe bài màu Tím Hoa sim của Hữu Loan mà hs rất thích, hầu hết chúng em đều thuộc bản nhạc này của Dzũng Chinh: Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt…..Thầy Hiệp dạy toán lớp trên, mình chưa được học nhưng có học thêm ở cour luyện toán của thầy.
Kỷ niệm với trường, nhớ có năm nhà trường tổ chức cho học sinh Đi cắm trại ở nhà dòng Long Thới. nơi đây có không gian đẹp và rộng thích hợp cho học sinh vui chơi. Ngày đi , học sinh xuống tàu khách, nhà trường thuê đưa HS đến Cầu Quan, từ đó đi bộ vào nhà thờ.
Nhớ mỗi khi lớp nghỉ một hay hai tiết học, lớp kéo nhau xuống chùa Cao Đài Ban Chỉnh để quậy phá.
Đầu năm đệ tứ ( lớp 9) mình chuyễn về Vĩnh Long để học , ba mà về nhà ngoại ở Bình Hòa Phước. Từ xà này qua Vĩnh Long có 4 KM đi đò cũng tiện hơn đi xe về Chợ Lách. Là học sinh công lập ở quận, không chuyển về công lập Tống Phước Hiệp nên phải xin vào trường bán công Nguyễn Thông để học. Tuy nhiên , dù ở nơi xa nào , dù đã hơn 50 năm mình cũng nhớ về mái trường trung học đầu tiên THCL của mình.
Thương quá tuổi thần tiên !
ÁNH TUYẾT