Trung Học Chợ Lách

Đi chơi ngày Tết

Ngày đăng: 27/01/2017, 11:56 chiều, ý kiến phản hồi (2)

Đây là bản ghi chép của em Nguyễn Minh Thiện, học sinh lớp 9 trường PTCS thị trấn Chợ lách. Bài viết tự nhiên không cầu kỳ, không diễn tả chi tiết được cảnh ăn tết của bà con trên đường đi, nhưng cũng cho người đọc thấy được nỗi vất vả và niềm vui sướng của tuổi trẻ trên đường du xuân.

Ngày 26 /1/ 2017,(29 âm lịch) những ngày cuối cùng trong năm sắp đi qua, với quyết tâm không để 2 tuần nghỉ tết trôi qua vô vị, tôi đã quyết định làm một chuyến phượt xa nhà ra trò. Tôi ngồi vạch ra một lộ trình từ Chợ Lách (CL) chạy dọc theo quốc lộ 57 đến cầu Rạch Miễu, rồi bọc ngã Tiền Giang đến xã Tam Bình, về Thới Lộc và về lại Chợ Lách. Quá lý tưởng, nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lại thì thấy đường đó xa quá nên đổi lại qua phà Tân Phú, đi đường tỉnh 883 cho đừng về tối. Tôi đã rủ rê được hai đứa bạn nhưng sau cùng chỉ có một đứa, kệ, và để cho thêm phần hấp dẫn, chúng tôi đi xe đạp!
Rõ ràng là hẹn 7 giờ ở chân cầu Chợ lách mới, vậy mà hơn nửa tiếng lu xu bu sau chúng tôi mới khởi hành từ cầu CL cũ. Mới mấy vòng bánh xe đầu, hai đứa tôi hít một bụng đầy không khí ban sáng với ánh mặt trời sáng mờ trong màn sương lạnh, tôi thấy người tràn đầy sinh lực, hai đứa đang rất sung vì lần đầu tiên được thử cảm giác đi xa nhà.
Qua phà Tân Phú lúc 8,08 h, xe bắt đầu lăn bánh trên lộ 883, chúng tôi vừa đi vừa nói những chuyện trên trời dưới đất như chuyện trong lớp, bài tập về nhà, chuyện game, con gái, đến Donald Trump…
Một tiếng sau, đến được chợ Tân Phú, cái chợ hoa đầu tiên trên đường đi, rất nhanh, bay vô chụp hình khí thế, trong lúc bạn tôi Huỳnh Quang Kỳ đang mua nước, tôi cũng tài lanh  chạy lại chỗ mấy cô bán hàng hỏi giá hoa, thăm dò thị trường hàng Tết, ở lại đó khoảng 20 phút, tôi đã dọ giá hoa giáp hết cái chợ, kể cả mấy gốc mai trăm triệu đồng trong vườn của một ông nhà gần đó, rồi cũng chúc Tết người ta quá chừng, tại mình hỏi thăm cho dữ mà có mua cây nào đâu,(chời chời), mà tuy người buôn bán ở đây đổ về từ nhiều nơi ( Phú Sơn, Vĩnh Thành, Ngũ Hiệp,..) nhưng đều rất thiệt tình dễ mến.
Chúng tôi tiếp tục đi hai tiếng nữa, qua được hai ba xã, vài cái chợ hoa, đi đâu cũng hỏi thăm, ghi chép, rồi chúc Tết, rồi chạy.
Rồi cũng tới ngã ba Tiên Thủy, sau một con đường thẳng dài, lại quẹo trái rồi tiếp tục đi thẳng, bắt đầu đuối rồi, tôi mới kêu Kỳ dừng lại nghỉ chút, nó cũng tranh thủ mua chai trà bắp.
Qua được vòng xoay, quẹo trái, lại chạy thẳng, lúc đó sắp trưa, chúng tôi tắp vào một  quán cơm, ăn xong rồi tranh thủ ngồi đó nghỉ mệt luôn, trước khi rửa mặt cho tỉnh táo để đi tiếp..
Ăn xong, tôi nói với bạn: ”Ê Kỳ tự nhiên tui buồn ngủ quá, mình tấp vô quán cà phê võng  ngủ trưa rồi đi nữa.”-”OK đó” (hiểu nhau quá)
Vô quán, tôi kêu một trái dừa lạnh,  Kỳ hỏi:”Sao ông uống nước nhiều vậy?”. Tôi nói: ”Từ sáng giờ thằng nào mua nước nhiều nhất vậy?”, rồi tôi hút rột rột trái dừa, gọi điện thoại báo an cho phụ huynh rồi lăn ra ngủ, Kỳ nó thì ngồi cắm cúi viết cái gì không biết.
12h15′: Báo thức tôi reo, tôi tỉnh dậy: ”Ê 15 phút nữa nhe Kỳ!!”-”Ừ ừ”-Ngủ tiếp.
Thức dậy, tôi trả tiền nước, ngồi nói chuyện với chủ quán một hồi, chúc Tết rồi đi tiếp, nghe dì đó nói còn chưa tới một cây số nữa là tới cầu Rạch Miễu nên tôi với Kỳ rất sung, tôi còn dám cá với bạn là sẽ chạy một hơi từ trạm kiểm soát đến đỉnh cầu luôn mà.
Tôi đến chân cầu và bắt đầu ”bật chế độ Usain Bolt” lướt chiếc xe đạp băng vèo vèo như muốn vượt mặt cả mấy chiếc xe Honda, lên được nửa dốc cầu, thì tự nhiên tôi đuối sức, tính nghỉ chút thì phía sau tự nhiên có vài thanh niên chạy vượt qua tôi hô ”Cố lên, cố lên!” làm tự nhiên máu lửa nổi lên thiệt, chạy vù lên đỉnh cầu luôn.
Lên đây không nhìn đồng hồ kịp nữa, lo thở, ráng chụp lại một kiểu hình vinh quang, dù sau cũng lên tới nơi cao nhất của Bến Tre rồi, không có hình kỷ niệm thì uổng, nên tôi và Kỳ cũng chụp vài tấm, úp vài tấm thôi.
Qua cầu Rạch Miễu, bọc ngược lại hướng Tam Bình, huyện Cai Lậy con đường về nhà của chúng tôi vẫn còn xa lắc xa lơ, chúng tôi đi, mệt thì nghỉ, đồ ăn ngon thì mua, có gì ngộ, hay thì đứng lại coi, nhưng giờ không chụp hình nữa, phần vì làm biếng, phần vì tôi thấy có những khoảnh khắc đẹp ta nên cảm nhận bằng mắt chứ không phải là một cái máy ảnh.
Hoa Tết của bà con bày bán dọc khắp con đường chúng tôi đi, mùi hoa cúc mâm xôi, cúc vạn thọ vàng, cam đang rực nở dưới nắng chiều phủ lên vai áo chúng tôi một màu đỏ hoen, tôi nghe thấy mùi hương của mùa xuân tươi đẹp, của không khí đoàn viên gia đình, của dĩa thịt kho ăn cùng củ kiệu và hành chua ngâm, lạp xưởng, mọi người quây quần bên nhau với những niềm hạnh phúc giản dị đến lạ thường, rõ ràng những bông hoa xuân nở dưới thời tiết thất thường cuối năm 2016 vẫn mang về cho ta hơi thở nồng nàn của ngày Tết truyền thống trên đất mẹ, vẫn còn đó biết bao điều tươi đẹp của văn hóa thuần phong mỹ tục Việt Nam, nên đừng ai đòi gộp Tết Tây với Tết Ta lại nhe, ngày của phương Tây thì phương Tây ăn, ngày của phương Đông mình thì mình ăn, ai rảnh thì ăn cả hai, chứ từ xưa điều này đã thành bản sắc của cả một dân tộc rồi, sao mà thay đổi cho được.
Lang thang và tự tản mạn trên con đường ven theo những vườn Sapoche trĩu quả của xã Tam Bình, Cai Lậy, Tiền Giang, tui bỗng yêu đời hơn nhiều lắm, tui thấy mình càng phải đi nhiều nơi để biết mình còn rất nông cạn, có nhiều thứ cần học hỏi lắm lắm. Và sau mỗi chuyến đi xa, tui luôn học tập được những điều mới, là hành trang cho tui trong suốt cuộc đời, đó là tuổi trẻ, là trải nghiệm, người ta nhìn vào có nói gì mình mặc kệ, cứ không phải suốt ngày lười biếng, không biết phụ việc nhà cửa, cứ chui rút trong nhà, lăn lê bò lết trên giường ôm Ipad, Iphone, rồi ”I love you pặc pặc” này nọ trên mạng xã hội là được, có hay ho gì đâu, tại sao lại phí phạm cuộc đời của mình cho những chuyện vô bổ như thế…
Đã qua phà Thới Lộc, sắp hoàn thành một hình elip dài nhất mà tôi từng vẽ, hơn 100km dài ngoằn, bỗng lại thấy hoa vạn thọ, thấy những mâm cúng, và mâm cơm gia đình trong những ngôi nhà, tôi đi qua, thì thầm trong miệng rồi bay đâu ra vài câu nghe giống như thơ:

Xuân về trên khắp chốn quê ta
Xua tan khí lạnh những ngày qua
Mặt trời rọi nắng đâu hề lạ
Vẫn Tết Việt Nam trao muôn nhà!…

bài và ảnh Nguyễn Minh Thiện

h1h1

h6h2

h7h3

h11h4                                           Minh Thiện và bạn Kỳ

h5

h6

h7

 

2 bình luận

  1. Thương quá , trong ảnh ” đứa nào ” là thằng Thiện đâu . Cho cô địa chỉ hay tài khoản facebook đi . Cô ái mộ con rồi đó nha. Rất dể thương , từ chuyện phượt gần 100km bằng xe đạp, đến việc cảm nhận về ngày tết cổ truyền . Phải vậy mới được nhé con. Chúc cu Thiện năm mới vui vẽ, học giỏi và thực hiện được những gì con mơ ước nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

H6 - Copy
HỘI ĐUA BÒ CHÙA RÔ LẦN THỨ X
Hôm nay, 8/9/2024, thị xã Tịnh Biên, An Giang tổ chức hội đua bò chùa Rô lần thứ X. Do hoàn lưu bão số...
Xem tiếp...
h6
ĐI LÁI THIÊU ĂN SÁNG
Lái Thiêu là thủ phủ của TP Thuận An, Bình Dương, nơi được xem là có nhiều di tích của người Hoa ở Bình...
Xem tiếp...
Untitled
CÀ PHÊ KHU DU LICH CỒN ÉN
Sáng 30/6, Kim Thuấn sang Khu Du Lịch Cổn Én, H. Chợ Mới, An Giang với Năm Nghĩa, tình cờ gặp anh Dương...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

H6 - Copy
HỘI ĐUA BÒ CHÙA RÔ LẦN THỨ X
Hôm nay, 8/9/2024, thị xã Tịnh Biên, An Giang tổ chức hội đua bò chùa Rô lần thứ X. Do hoàn lưu bão số...
uong-nuoc-cam-dung-cach
4 THỨ NƯỚC KHÔNG NÊN UỐNG BUỔI TỐI
Ăn gì uống gì buổi tối để ngủ ngon, giữ cơ thể khỏe mạnh thì đây là mốt cái chủ đề luôn được nhiều người...
Untitled
NGUYỄN PHƯƠNG CHI RỦ ĐẾN QUÁN ÔN LẠI THỜI HOÀNG KIM
Sáng 1/9, Nguyễn Phương Chi, giám đốc thời trang kết cườm ở Hóc Môn triệu tập quý huynh muội tại cá phê...
h6
ĐI LÁI THIÊU ĂN SÁNG
Lái Thiêu là thủ phủ của TP Thuận An, Bình Dương, nơi được xem là có nhiều di tích của người Hoa ở Bình...
bay nui
CHIỀU TRÊN ĐỒNG CHÂN NÚI CỦA ĐÀO DŨNG TIẾN
Đào Dũng Tiến -một nông dân thế hệ mới, đọc kinh sách, biết làm thơ hiện sống ở vùng Thất Sơn. Bài thơ...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 11
Lượt truy cập: