Trung Học Chợ Lách

Mưu sinh trên đất Long hiệp

Ngày đăng: 15/05/2014, 11:04 chiều, ý kiến phản hồi (0)


Huỳnh Tâm Hoài đang viết quyển hồi ức về cuộc đời anh, từ thuở nhỏ cho đến lúc già. Câu chuyện không kém phần hấp dẫn và không biết khi nào hoàn thành. Tuy nhiên, với lòng quý mến trang nhà anh đã gửi cho chúng ta đọc những trang đầu tiên còn nóng hổi của anh (SOS)


 


Ông nội tôi vốn là người Tiều Châu chánh gốc từ bên Tàu sang Việt Nam lập nghiệp lúc ông khoảng ngoài hai mươi tuổi. Ông đã lập gia đình ở bên đó nhưng chưa có con.Trong lúc kinh tế khủng hoảng nơi vùng quê đang ở, ông tôi một mình quảy bị theo đoàn người tìm đường sống, đi dần về phía nam. Sau nhiều lần đi đó đây buôn bán trong tỉnh Trà Vinh. Cuối cùng ông định cư tại làng Long Hiệp và lập gia đình với bà nội sau nầy của tôi cũng gốc người Hoa nhưng đã ở đây từ đời ông cố. Hình như số người Tiều Châu có nhiều nhất là ở Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh: Bạc Liêu đất ruộng phì nhiêu, dưới sông cá chốt trên bờ Tiều Châu. Có nhiều sử gia viết rằng:  “Do sự buôn bán qua lại bằng đường biển, số người Hoa sinh sống tại Mã Lai thường ghé vào vùng biển Bạc Liêu và Trà Vinh, đa số là người gốc Tiều châu. Một số lên bờ định cư tại đây vì là vùng đất mới dễ khai thác và rất trù phú. Một số khác gồm nhiều nhóm di dân như: Người Tàu, người Việt đổ xuống bằng đường bộ. Người Việt từ các miền phía Bắc,Trung đi về Nam nhiều nhất là vào thời Gia Long thua nhà Tây Sơn bôn chạy về phương Nam. Trong thời gian nầy chúa Nguyễn lo bành trướng thế lực đi dần về phương Nam.


Qua việc mở mang bờ cõi, chúa Nguyễn chiếm lấy đất của Chiêm Thành và Chân Lạp để thành lập tỉnh Bình Định năm 1558, Phú Yên năm 1611, Khánh Hòa năm 1653, Biên Hòa, Gia Định năm1698 và Hà Tiên năm 1708…và cứ thế tiền dần về phương Nam. Lảnh thổ Phù Nam coi như bị xoá trắng trước sự bành trướng của chúa Nguyễn.


Số quan, quân đời nhà Minh không hàng phục nhà Thanh nên cũng chạy sang Việt Nam và đi dần về phương nam. Hồi đó người ta gọi số người Tàu nầy là người Minh Hương. Qua tài khéo léo vận dụng được số quan quân nầy, chúa Nguyễn nhờ họ tiếp tay gầy dựng và phát triển vùng đất phương Nam càng ngày càng phồn vinh. Vai trò của người  VIiệt gốc Hoa trong công cuộc phát triển vùng đất nầy không thể phủ nhận được. Các vùng đất như Hà Tiên chúa Nguyễn phong chức Mạc Cửu lập Trấn Hà Tiên. Họ Mạc đã cai trị và phát triển vùng nầy dưới sự giám sát của triều đình nhà Nguyễn.       .
Các vùng đất thuộc Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh thì số người Hoa thường sống bằng nghề buôn bán, định cư trên các con giồng xen lẩn với người Khơme và người Việt. Thường thì nhóm người di dân sống theo các bờ sông rạch để tiện việc buôn bán giao lưu khắp các vùng. Ngày nay số đình, miếu rải rác ở các nơi người Hoa Việt cư ngụ,  các Làng, Sóc với các ngôi chùa xây dựng theo kiến trúc của người Khmer nơi người Khmer cư ngụ. Ba sắc dân sống trộn lẩn nhiều đời làm nên một nền văn minh miền đất giồng rất đa dạng và phong phú. Gọi là đất giồng bởi lẻ đất ở đây hình thành bằng những bồi lấp từ biển, những con giồng hình cong lưởi sóng lấn dần ra biển qua nhiều năm tháng. Cư dân lần lượt qui tựu trên những giồng đất cao lập ấp, lập làng, sinh sống. Người Khmer thường làm ruộng, làm rẩy. Còn hai sắc dân còn lại cư ngụ theo các bờ kinh sông rạch, sống bằng nghề buôn bán. Về lâu, sự giao lưu văn hóa, phong tục, tập quán, nếp sống trộn hoà nhau rất đặc biệt hơn các nơi khác.


Về xuất xứ di dân của ông nội, tôi chỉ là nghe những người lớn kể lại không biết có chính xác không?  khi lớn lên có một chút hiểu biết thì ông đã qua đời lâu rồi. Chỉ biết ông nội gốc người Tiều Châu tìm về đất Trà Vinh và sinh sống tại làng Long Hiệp, quận Trà Cú cho đến mãn đời tại đây. Khi còn ở Quảng Châu ông nội có một đời vợ. Có lẽ ông nội có liên lạc với bà nội bên Tàu, cho nên khi bà nội sau sinh chú Năm thì bà có sang thăm ông nội và có ý xin chú Năm đem về Tàu nuôi. Bà nội sau không bằng lòng. Bà nội trước sau đó về lại Quảng Châu. Sau khi ông nội mất thì biến loạn vì chiến tranh năm 45 xảy ra. Làng xóm tản cư tứ tán có lẻ vì đó mà cho mãi tới sau nầy khi chúng tôi lớn lên và cho tới ngày nay thì mất liên lạc luôn với bà nội ở bên Quảng Châu.


Trong gia đình chúng tôi cách gọi người trên, kẻ dưới theo tập tục người Tiều Châu Việt Nam âm hóa. Anh thì gọi bằng hia, chị thì gọi bằng chế, chị dâu gọi là số còn anh rể thì gọi là A nứng, cách gọi nầy theo nghĩa Việt không được thanh, cho nên ít ai gọi trừ gọi ở trong nhà hoặc gia đình còn ông bà chánh gốc Tàu.Thường khi người ta gọi bằng hia luôn. Cậu thì gọi bằng cưủ, mợ thì gọi là kiễm…..Ba tôi gọi ông nội bằng Chệt, nhưng gọi bà nội là má. Chúng tôi gọi nhau bằng hia chế, nhưng gọi song thân bằng ba má…cho đến các đời sau cách gọi bị hụt dần vì hôn phối Hoa Việt đề huề. Bây giờ các đời sau nửa dường như bị Việt hóa cho phù hợp với cách sống đời thường. Có nhiều gia đình còn giử cách gọi như một đều bắt buộc để giử nét văn hóa. Hồi ông nội tôi còn sống thì mọi người ra ngoài có nói tiếng gì cũng được, nhưng về nhà phải nói tiếng Tiều. Từ ngày ông mất đi, qui luật nầy xem ra mất từ từ. Ông nội tôi mất lúc tôi mới ba tuổi, cho nên tôi chưa nói được nhiều tiếng Tiều Châu,  chỉ bập bẹ vài tiếng gì đó.


Riêng tôi thì khi lớn lên học chữ Việt, học lịch sử Việt, có gần hết một nửa đời sống với đất quê Việt. Tôi thấm nhuần văn hóa Việt. Từng ngọn rau cọng cỏ, từng lạch nước con sông.Từng bờ mương, bờ dậu.Từng giọng ru con à ơi, nhịp võng đu đưa. Từng tiếng hát, tiếng hò, nhất là bài ca vọng cỗ đã lẩn vào hồn tôi, bật lên trong lời nói, biểu lộ ra trong tình cãm của tôi như da với thịt không thể tách rời được. Tôi là người Việt. Tôi yêu nước Việt mặc dù trong máu tôi có trộn lẩn gốc người Tàu.


Ông bà nội của tôi sống với nhau có được sáu người con: ba trai, ba gái. Tôi có hai bà cô lớn. Ba tôi đứng thứ ba, con trai lớn nhất của ông bà nội, kế đến là hai chú, sau cùng là cô út. Vì là  con trai lớn nên ông nội dạy cho ba buôn bán và biết cách đánh bàn tính Tàu từ lúc còn nhỏ. Sau khi gả hai cô đi rồi, ông nội lo kiếm vợ cho ba. Khi ba cưới má về thì ông giao luôn cho ba má tôi quản lý cửa tiệm. Một cửa tiệm chạp phô nhỏ ở trong Sóc Bến Chùa thuộc làng Long Hiệp.


(còn nữa)


Huỳnh Tâm Hoài

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
Xem tiếp...
H3
CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...
pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
h1b
MỘT MÙA DOLTA BÌNH AN
Tết Sene Dolta năm nay của người Khmer vùng Bảy Núi diễn ra trong 3 ngày, từ 1 đến 3/10/2024, 29/8 đến...
H1
SƯU TẦM VÉ SỐ CŨNG CÔNG PHU
Mua vé số sưu tầm thì về phân loại theo chủ đề: vé số Đông Dương, kiến thiết Quốc gia, vé sau 1975, chủ...
1727824568052blob
Chữ "Ả"
Ả vốn là từ A 婀(妸) trong “Chữ Nho… Dễ Học” được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm...
unnamed
Tô Bún Nước Lèo 
Cao Miên là Cam Bốt (từ tiếng Pháp Cambodge). Tiếng Hán, Cao Miên chỉ nước và sắc tộc Khmer. Phụ nữ Miên...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 13
Lượt truy cập: