Hôm rằm tháng 4, lễ Phật đản tự dưng Lương Minh thích đi chùa. Ở xã Tân Thiềng , Chợ lách có chùa Phước long Cổ tự, nơi mà hòa thượng Thiện Huệ trụ trì. Hòa thượng mất cách nay gần 2 năm, cổ tự giao cho đệ tử là thầy Liễu Thành tiếp nối. Thế nhưng, khi hỏi lai lịch ngôi cổ tự, tiểu sử cố Hòa thượng trụ trì thì thầy Liễu Thành không rõ vì mãi lo tu tập, không chú ý đến việc trong chùa. Để tìm hiểu về thầy trụ trì tiền nhiệm, Lương Minh hỏi thăm chư huynh đệ của thầy, cũng không có . Điều này không có gì lạ vì ngôi chùa này thuộc về vùng sâu của huyện Chợ lách. Ngày xưa, việc đi lại rất khó khăn, Tân Thiềng chỉ cách Chợ lách 7 cây số , nhưng một ngày chỉ có một chuyến đò lên xuống, đường bộ thì đi xe đạp được vào mùa khô, mưa xuống thì sình lầy không đi được. Thầy Liễu Thành cho biết, ở xã Long Thới có thượng tọa Thích Giác Tạng, trụ trì chùa Bửu Đức có thể biết rõ về thầy Thiện Huệ, đến đó hy vọng sẽ được nhiều thông tin hơn.
Tìm chùa Bửu Đức không khó khăn vì ở quê chẳng có mấy chùa, nhưng khi đến thì mình hơi ngở ngàng. Một ngày lễ lớn của Phật giáo mà chùa không có một băn rôn, không có cờ xí và thậm chí thiếu vắng Phật tử. Thầy Giác Tạng sau khi nghe tôi trình bày mục đích, đã vui vẻ trò chuyện. Chùa Bửu Đức đã có lâu đời với hình thức như chiếc am, đến năm 1945, hòa thượng thích Minh Thiện xây dựng thành chùa nhỏ, lúc đó có vị sư đi hành hương Ấn Độ đem về cây bồ đề cho Hòa thượng trồng trước chùa.
Chùa Bửu Đức ít tín đồ vì chung quanh xã hầu hết là bà con giáo dân Thiên Chúa, những người dân còn lại trong xã thường đến đây tu tập. là chùa nhỏ nhưng thầy Giác Tạng vẫn tổ chức tu bát quan trai, mỗi tháng 2 kỳ: Ngày mùng 4 + 5 và ngày 19+20 âm lịch. Đệ tử đến chùa học đạo đem gạo và thức ăn đến đủ dùng trong hai ngày và thầy tự hướng dẫn. Thầy Giác Tạng cho rằng, đôi lúc cũng muốn rước quý thầy giảng sư về để thay đổi không khí nhưng không có kinh phí. Các chùa nghèo lân cận đã thực hiện “tiên phuông” rước thầy về thuyết giảng, bồi dưỡng “ nửa triệu bạc” thì là lần sau, thầy giảng sư không đến nữa.
Chùa có hơn công đất, trên đó có 12 cây dừa là nguồn thu nhập chính. Dừa hái được , không bán được thắng dầu để dành ăn suốt năm. Gạo thì có bá tánh cúng dường, thức ăn thì rau củ quanh chùa, thầy chỉ có một mình nên cũng không có nhu cầu lớn.
Vậy mà, thầy cũng được Phật tử ở TP.HCM rủ đi làm từ thiện ở nhiều nơi xa xăm, mỗi năm 5 đến 6 lần, nhờ vậy mà đệ tử thầy có cơ hội giao lưu với người thành phố và được “du lịch chùa” trên những vùng miền xa lạ.
Rời khỏi chùa, tôi đi vòng qua chính điện, tham quan cây bồ đề, kế bên cây dương. Phải nói là cây bồ đề có dáng đẹp, trông tựa như các cổ thụ ở Ao bà Om, liền nổi lòng ham muốn chụp liền mấy phát. Ra đường lớn tôi ghé quán nước mía giải khát, hỏi anh chủ quán vì sao chùa nhỏ mà nhiều Phật tử trên thành phố “rủ đi “ hoài. Anh chủ cho biết, thầy giữ giới luật nghiêm chỉnh và là người chân thật.
Rằm tháng 4 Giáp Ngọ
Bài và ảnh Lương Minh
H1
h2
—————————————–
Chùa Bửu Đức cách thị trấn Chợ Lách 5,5 km, cách quốc lộ 57 ( 2,2 km )