Hội cựu giáo chức xã Vĩnh Bình (Chợ Lách-BếnTre) tổ chức buổi đi chơi tham quan Khu du lịch Cồn Én, 1 khu du lịch mới nổi hồi dầu năm đến nay. Gần đây, được biết trưởng đoàn là chị Ngọc Hà, cũng là Chủ tịch Hội, hướng dẫn viên là nhà báo Lương Minh ( LM), ngày đi là 24/6.
Dịp tình cờ trưa ngày 23/6 tôi và anh Lê Việt Yên đến Hóc Môn gặp anh LM và thăm anh vì biết anh bị tai nạn giao thông gãy 1 tay, sẳn dịp anh nhờ tôi thế vai vì nơi tôi ở cách Cồn Én chừng 20 km. Thương bạn, tôi nhận lời, trên đường về lại Lấp Vò, tôi điện thoại với chị Ngọc Hà : hẹn giờ , địa điểm ngày mai 24/6.
Sáng 24/6, tôi ghé nhà Lê Minh gần Mỹ Luông rủ cùng đi Cồn Én, khu du lịch này anh ta rành hơn tôi, ghé quán ăn kế cầu Tấn Mỹ điểm tâm, trời đổ mưa khá to, cô giáo Ngô Thẩm đoàn Bến Tre cho biết gần đến rồi…khi tôi và Lê Minh xuống đò lên đò đến trước cổng khu du lịch thì xe đã đến, chào hỏi nhau…có mấy chi còn nhớ tôi vì mấy năm trước Hội Cựu giáo chức Vĩnh Bình đi giao lưu với Hội cựu giáo chức trường Thoại Ngọc Hầu- Long Xuyên. Được biết sáng sớm chị Ngọc Hà lại lên máu 17,18 chi đó, nên không đi được, tiếc quá, giờ còn đợi hai chị đi mua bánh mì ở cái chợ nhỏ Tấn Long gần đó.
Khu du lịch Cồn Én tọa lạc bên này sông Tiền, liền lạc với huyện Thanh Bình- Đồng Tháp, mà đơn vị hành chính lại là ấp Tấn Long, xã Tấn Mỹ (Chợ Mới-An Giang).
Tập hợp đầy đủ, mua vé vào cổng, qua cổng mấy chị choáng ngợp ngay với các vật trưng bày : con Mèo gỗ, trăm chiếc xe máy với biển số đẹp, hai bên : 1 bên tấm ván gỗ mặt trên 1,5 m dài 20 m; 1 bên bức phù điêu chạm khắc trên 1/2 cây gỗ, đường kính chừng 1,5 m, dài 20 m, Theo chủ khu du lịch cho biết :thuê 2 người thợ chạm khắc giỏi ở Bắc vào làm trong vòng 7 năm mới hoàn thành tác phẩm này, tiền công thuê 3 hay 4 tỷ chi đó. Hai người thợ sau đó mua nhà đất tại Mỹ Luông, định canh định cư luôn.
Khuôn viên khu du lịch rất rộng, trưng bày chủ yếu là các cây gỗ lũa nằm dưới đáy sông hàng trăm năm, có cây hoá thạch, hoa kiểng đa dạng, dọc theo bờ sông là các nhà sàn đều bằng gỗ lũa…
Cảnh đẹp, các chị rất thích , tiếc thay trời âm u chuyển mưa, nhưng không mưa, mát mẻ nhưng chụp ảnh lưu niệm thì không đẹp…Tôi cùng đi với chị Huỳnh, cô giáo 80 tuổi, đi cùng cô cháu dâu, hai đứa cháu nội gái, xem như “tam đại đồng đường”.
Đến 10,30 giờ ra cổng, xuống đò Cồn Én sang bên kia sông phía Chợ Mới- An Giang, xuống đò kiểm lại còn thiếu 5 cô giáo…khà…khà…
Lên đò, Lê Minh dẫn đoàn vào viếng chùa Đạo Nằm- Thành Hoa Tự, tôi ngồi bến đò đón 5 chị…40 phút sau mấy chị qua đến, gọi Lê Minh chạy xe máy đến cùng chở….
Sau Thành Hoa Tự đến nhà thờ Cù Lao Giêng, ngôi thánh đường lớn và cổ nhất miền Nam, nhà thờ này xây xong trước nhà thờ Đức Bà Saigon 3 tháng, khởi công năm 1875.
Hoàn thành sau 12 năm, cộng thêm hai năm trang trí .Mấy chị tham quan, ngưỡng mộ….
Rời nhà thờ cũng quá giờ trưa, ghé quán cơm 234, dùng cơm, Quán rộng rãi , bàn ăn tiếp giáp với cánh đồng lúa, rẫy bắp… gió đồng thổi mạnh, Ăn Lẫu phải khép mấy cánh cửa sổ lại…mấy chị gọi : sườn heo ram mặn, lẫu cua đồng, dồi trường xào thập cẩm, không ai uống rượu cả… bửa cơm ngon miệng , vui vẻ, mấy chị còn nhắc lại chuyến đi lần trước ghé lại Vàm Cống tham quan Viện Bảo tàng của anh Phùng Xuân, được ông chủ Viện Bảo tàng tặng mấy ngòi viết lá hẹ, lá tre….
Chia tay vui vẻ, hẹn có dịp sẽ gặp lại…Cô giáo Ngô Thẩm tặng tôi và Lê Minh mỗi người 1 túi chôm chôm chừng 5 kg, cô cho biết chôm chôm vườn nhà cô…cây nhà lá vườn…thật là qúi hóa qúa ! đoàn còn ghé lại Làng hoa Sa Đéc !
27/6/24
Trịnh Kim Thuấn.
h4
h5
h6
h7 đoàn ghé làng hoa Sa Đéc
H8
H9