Trung Học Chợ Lách

TÍNH DÂN TỘC

Ngày đăng: 17/07/2023, 3:01 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Nói về tác phẩm văn học tiền chiến thì ngày xưa tôi rất ít đọc, nhưng riêng về mảng thi ca thì tôi thuộc lòng khá nhiều. Cho nên đối với những bài thơ như “Chạy Giặc” của cụ đồ Chiểu thì chỉ cần liếc qua một câu là đã biết liền. Ngày xưa không biết gì thì phải chạy đi hỏi rất khó khăn, không như ngày nay chỉ cần vài thao tác trong một giây thì mọi thông tin trên mạng cũng khá đầy đủ; thí dụ như ta nhớ không chính xác hoặc ngờ ngợ tên tác giả.

Tôi vẫn còn nhớ là chú Thiếu Khanh có phê bình về vấn đề “sưu tầm” này, bài đó chắc cách đây cả chục năm rồi nên tôi không còn nhớ rõ. Nhưng cái tôi không quên là ở tinh thần đó bởi vì tôi đã lấy làm trọng. Thiết nghĩ đó cũng là một trong những đức tính thể hiện tính dân tộc của người mình; nếu biết tự trọng thì phải biết tôn trọng người khác.

Hiện nay vấn nạn “ăn cắp” đã trở thành một thói quen trong dân mình. Họ ăn cắp từ trên xuống dưới, từ lớn tới nhỏ; cứ lớn thì may túi lớn mà nhỏ thì may túi nhỏ, chỉ có hạng vượt rào hoặc do phe cánh mới bị túm cổ mà thôi. Chính do văn hóa ăn cắp mới đẻ ra đủ thứ hạng người như: hạng lưu manh giả danh trí thức, hạng con buôn văn hóa, hạng ngu dốt thích làm thầy đời…

Thiết nghĩ, nếu thích đăng thơ để thể hiện mình là người am tường chữ nghĩa, để được đóng vai làm hạng trí thức biết “tâm tư” thời cuộc, để được cái nhìn kính trọng cách biệt với hạng khoe thân khoe ăn thì một thao tác tìm tên tác giả đâu có khó; đằng này ghi ST (sưu tầm) là có đường lối, chủ trương ăn cắp một cách trơ trẽn rồi còn gì. Thói ăn cắp được che đậy bằng ST một cách lập lờ đã trở thành chuyện hiển nhiên trong dân mình mà tôi thấy nhiều người đã tiếp tay một cách vô tư lự qua hình thức share trên mạng xã hội.

Nói như vậy thì cũng có phần khắt khe bởi vì tôi biết đối với một bài viết mà người ta cố tình ST thì rất khó tìm tên tác giả. Nhưng không phải vì vậy mà ta được quyền tiếp tay một cách vô tội vạ bằng hình thức share nhân rộng cái ST đó. Liệu ý thức của ta đã tới đâu trong khi một mặt ta chê bai nạn ăn cắp, một mặt ta đồng lõa với nó. Nếu không có sự phụ họa của phần đông tầng lớp học đòi trí thức thì cái ST này sao còn đất sống. Trách ai oán ai đó cũng là một câu hỏi trớ trêu trong tình cảnh này.

Phủ nhận nguồn gốc, không truyền thống, không nhân cách đạo đức gì, đó có phải là đặc tính của một dân tộc lai-căng hay không? Nếu vậy thì tốt hơn nên tự nhận là một dân tộc mọi rợ để các thói: trộm cắp, tráo trở, giảo hoạt, lưu manh, hèn hạ, tàn bạo, điếm đàng… nghe cũng bớt nhục hơn.

Sài-gòn, ngày 07/07/2023.

Tiêu Lang

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Untitled
Ấn phẩm mùa Đông của HUONG THIỀN
Ấn phẩm Hương Thiền 56, chủ đề Tịnh Độ Nhân Gian, số mùa Đông 2023, nhà văn Nhật Chiêu chủ biên. Sách...
Xem tiếp...
367490692_1972801896388927_4723073127918960873_n
NGƯỜI ĐỌC LÀ AI? NGƯỜI VIẾT LÀ AI? VỚI LƯƠNG MINH.
Mình sắp đặt bên cuốn sách Hóa Thân- thơ văn của nhóm tác giả với tượng Tam Tạng cởi ngựa đi thỉnh kinh...
Xem tiếp...
Khoai lang 1
KHOAI LANG
Theo các chuyên gia, thời điểm ăn khoai lang tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng. Nếu bạn duy trì thói...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
Năm 1992 khi chiếu bộ phim “Người tình” (L’Amant) của đạo diễn Jean-Jacques Annaud...
1701528144138blob
Bài Thơ MẪN NÔNG Thứ Ba ?
Nối tiếp theo những câu truyện nói lên “Hai Nhân Cách” của thi nhân Lý Thân là “Bài...
xa-loi-1388389455066
HIỂU VỀ XÁ LỢI
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về  xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín....
Untitled
HAI NHÂN CÁCH MỘT THI NHÂN
                                                     Cày đồng đang buổi ban trưa,                    ...
Untitled
BÀI THƠ ĐỂ ĐỜI CHỈ CÓ HAI CÂU 
                       Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt               Theo kiến thức thông thường về...

LỜI DẪN

Tin nhà

h2
NGƯỜI TÌNH SA ĐÉC
h1
BA LẦN ĐỌC VUA QUỶ
3814
NHÀ VĂN, DƯỢC SĨ TRẦN THANH CẢNH
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 16
Lượt truy cập: