Trung Học Chợ Lách

CHUYỆN BIỆT LY TRONG THƠ

Ngày đăng: 13/03/2023, 10:17 sáng, ý kiến phản hồi (2)

Khi viết bài thơ “Nam Hành Biệt Đệ”, tác giả Vi Thừa Khánh tả cảnh biệt ly giữa hai anh em bên dòng Trường Giang. Có cảnh biệt ly vì một người phải ở lại bên này bờ sông, người kia bị áp giải xuống thuyền qua sông vì bị đi đày tận miền Giang Nam xa xôi. Trong sự chia ly ấy, người đi kẻ ở đều mang trong lòng một nỗi niềm đớn đau cay đắng:

Đạm đạm Trường Giang thủy,

Du du viễn khách tình.  

Lạc hoa tương dữ hận,

Đáo địa nhất vô thanh.

Bốn câu thơ trong bài ngũ ngôn tứ tuyệt đó hay quá đi! Nếu theo cách đánh giá của Tản Đà ta phải xem bài thơ được cả “tài” lẫn “tình”!

Hai câu đầu tả cảnh sông nước Trường Giang và tả tình người sắp biệt ly. Nước sông chảy lờ đờ phù hợp với nỗi buồn man mác của người đi.

Hai câu sau tả cánh hoa rơi. Cánh hoa tuy là vật vô tình vậy mà lại rất hữu tình. Để tỏ lòng cảm thông và trân trọng trước cái sầu ly biệt của con người, cánh hoa đã nhẹ nhàng rơi xuống đất mà không gây một tiếng động nào. Có thể đọc lời văn xuôi dịch nghĩa cho dễ hiểu:

Nước Trường Giang chảy lờ đờ,/Tâm sự người đi xa man mác./Hoa rụng như chia sẻ nỗi hờn,/Chạm đất không gây một tiếng động.

Tác giả đã dùng ngòi bút viết thơ để tả được sự cảm thông của cánh hoa rơi với tình cảm với nỗi lòng của con người như thế, quả là “tuyệt bút”!

Trong lịch sử thơ Đường có nhiều nhà thơ cũng đã dùng thủ bút như vậy.

Thí dụ, nhà thơ Lý Thương Ẩn thời vãn Đường khi tả một đôi trai gái đang khổ đau, rầu rĩ tâm sự với nhau vì ngày mai họ phải xa cách, trong phòng lúc ấy có một ngọn nến. Nhìn những giọt sáp chảy xuống chân nến suốt đêm, nhà thơ nghĩ cây đèn cũng “có lòng” với tâm sự con người, nên ông đã “thấy” những giọt sáp là những giọt nước mắt của đôi con người đang khóc suốt đêm vì sắp biệt ly:

Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt. Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh. 

(Cây đèn sáp có lòng với nỗi biệt ly mà thay người nhỏ lệ cho đến sáng)

Trong lịch sử thơ ta, tôi không thể biết nhà thơ lớp trước nào của ta có những cái nhìn “tinh tế” như thế. Nhưng mượn cảnh để tả tình thì có nhiều:

thí dụ

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô    (Lưu Trọng Lư)

hay

Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ

Tựa trái tim phai tựa máu hồng   (TTKH)

tuy không nói được sự cảm thông giữa vật tự nhiên với tình con người… nhưng vẫn mượn cảnh mà tả tình thật hay!

Đọc nhiều bài thơ cũ, ta vẫn gặp những bài chan chứa tình cảm như vậy. Ngày nay tôi thấy có vẻ ít người thật sự “yêu thơ” như trước. Một số tuy còn làm thơ nhưng khá “dễ tính”, chỉ nhằm giải trí, cốt sao đặt câu cho có vần, “mượn” vài chữ của những nhà thơ nổi tiếng ngày trước… để đọc cho “kêu”, là được; để nhận vài tiếng vổ tay dầu cho có hình thức, là được! Do đó tôi đã e rằng “văn hóa thơ”, vốn đã thịnh hành từ vài chục, vài trăm năm trước, trải qua các thời kỳ của chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ phôi thai… đến nay đã trở thành một ngôn ngữ Việt khá hoàn chỉnh… thì tiếc thay cái văn hóa thơ ấy lại có vẻ đang mai một dần!

Nhưng cũng may, biết được một số bạn như Nguyễn Hoài Trung như Patrice Tran… Tuy họ sống ở nước ngoài đã lâu nhưng vẫn có lòng với thơ một cách nghiêm túc, nhiệt tình với các sinh hoạt thơ… tôi lại cảm thấy vui!

Long Xuyên, tháng 3/ 2023

KHƯƠNG TRỌNG SỬU

2 bình luận

  1. Đúng là hoa Ti-gôn có hai sắc. Trên cùng một cánh hoa ta có thể thấy cùng lúc sắc hồng đỏ và sắc trắng. Tùy theo thế nằm của cánh hoa mà ta thấy cánh hoa có hình trái tim.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

cha con lap
LỄ CHA       
     Chúa Nhật thứ ba của Tháng Sáu hằng năm, là ngày LỄ CHA ( Father’s Day  ) của nước MỸ. Ngày...
Xem tiếp...
khuat-nguyen
TIẾT ĐOAN NGỌ : Tết Giữa Năm
Mùng 5 tháng 5 là TIẾT ĐOAN NGỌ 端午節, theo Ngũ hành Bát quái, vì số 5 thuộc dương, nên Tiết Đoan Ngọ còn...
Xem tiếp...
h2
Phiếm Luận NƯƠNG là NÀNG
NƯƠNG là NÀNG, NÀNG chữ Nho là NƯƠNG 娘. Như chữ LANG 郎 là CHÀNG, chữ NƯƠNG cũng thuộc dạng chữ Hài Thanh...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

51800216
 CHS ,TH. CHỢ LÁCH ĐẾN MỪNG NGÀY VUI  CỦA KHUYÊN TRANG
Ngày 6/7, bạn bè CHS Trung học Chợ Lách gồm Trương Văn Năng, Công Bình, Phương Chi, Mỹ Toàn, Hồng Thu...
h5
CHI PHẠM NGỌC THU VỀ THĂM CHỢ LÁCH
Tin từ xe ôm của phi trường Tân Sơn Nhứt cho biết, chị Phạm Ngọc Thu, cưu HS lớp đệ thất B (1963) đã...
HOA CHIA BUỒN
CHIA BUỒN
Hay tin trễ, chị Đặng Á Linh, cưu HS lớp Đệ Thất NK1960 vừa mãn phần tại Florada vào trung tuầng tháng...
k7
 DỰ ĐẤU GIÁ TRANH “NÉT CỌ HỒNG”CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI
Ngày 28/6 tôi được anh Trần Thưởng trong Nhóm Tư vấn- Hỗ trợ chương trình Đáp đền tiếp nối và là host...
h6
TIỆC MỪNG SINH NHẬT THẦY ĐOÀN ĐÌNH CẦM
Sáng ngày 1/7, CLB Dưỡng sinh Phường 11, quận Phú Nhuận đã tổ chức mừng sinh nhật thầy Đoàn đình Cầm...

LỜI DẪN

Tin nhà

H3a
LỚP LÃO SINH HOP MẶT LẦN THỨ 8
H2
CHS NHÓM THCL NIÊN KHÓA 68 HOP MẶT Ở BÌNH ĐẠI
h0
ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH TẠI TP.HCM HỌP MẶT MỪNG XUÂN 
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 3
Lượt truy cập: