Trung Học Chợ Lách

THÀNH NGỮ ÔM 

Ngày đăng: 13/07/2021, 7:21 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Trong văn học cổ ta có tích ÔM CẦU, tức là “Ôm Cột Cầu” mà chữ Nho gọi là BẢO TRỤ 抱柱, xuất phát từ thành ngữ BẢO TRỤ CHI TÍN 抱柱之信 (là cái tín nghĩa trong việc ôm cột cầu) có tích trong “Trang Tử- Đạo Chích 莊子-盜跖” như sau :

 Trong thời Chiến Quốc có Vĩ Sinh 尾生 là người cùng quê vĐức Khng T  làng Khúc Phụ, người chính trực, tín nghĩa và hay giúp đỡ người khác, được mọi người kính yêu mến phục. Một hôm, có ông láng giềng hết giấm sang mượn, cũng vừa lúc nhà Vĩ Sinh hết giấm. Chàng bèn lén đi ngã sau để mượn ông hàng xóm khác một hủ giấm để về cho ông láng giềng ở nhà mượn. Khổng Tử biết chuyện, chê Vĩ Sinh thiếu thành thật và muốn làm ra vẻ có lòng tốt. Vĩ Sinh không để bụng, chỉ tâm niệm là mình có lòng thành giúp đỡ người khác là đủ rồi. 

     Sau Vĩ Sinh dời qua ở đất Lương (tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Ở đây Vĩ Sinh quen với một cô gái, hai người định tính chuyện trăm năm với nhau, nhưng gia đình cô gái chê Vĩ Sinh nghèo không chịu gả. Vĩ Sinh hẹn cùng cô gái gặp nhau dưới chân cầu ngoài Hàn Thành để cùng trốn về Khúc Phụ. Đêm ấy mưa to gió lớn, nước cuốn tràn ngập chân cầu, đợi mãi không thấy cô gái tới, Vĩ Sinh bèn ôm chặc chân cầu và chết đuối vì nước ngập. Phần cô gái vì bị cha mẹ phát giác ý định bỏ trốn nên khóa trái cửa phòng của cô lại, đến khi cô thoát được đến dưới chân cầu thì thấy Vĩ Sinh đã chết, nhưng hai tay vẫn còn ôm chặc lấy chân cầu. Đau lòng qúa mức cô đã khóc ngất lên rồi gieo mình xuống dòng nước đang cuồn cuộn chảy để quyên sinh, viết nên trang bi kịch đầu tiên của tình yêu trong văn học sử Trung Hoa cổ đại.

Trong truyện thơ Nôm “Bích Câu Kỳ Ngộ 碧溝奇遇” của ta khi tả sự si tình của chàng Tú Uyên với Giáng Kiều cũng có câu :

  Thôi đừng mộng mị trêu nhau,

                     Trần trần có thể ÔM CẦU mãi ru ?

Còn trong Truyện Kiều thì cụ Nguyễn Du gọi là ẤP CÂY, khi cho Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng tương tư của mình :

  Tháng tròn như Cuội cung mây,

                    Trần trần một phận ẤP CÂY đã liều !

ĐỖ CHIÊU ĐỨC

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

cha con lap
LỄ CHA       
     Chúa Nhật thứ ba của Tháng Sáu hằng năm, là ngày LỄ CHA ( Father’s Day  ) của nước MỸ. Ngày...
Xem tiếp...
khuat-nguyen
TIẾT ĐOAN NGỌ : Tết Giữa Năm
Mùng 5 tháng 5 là TIẾT ĐOAN NGỌ 端午節, theo Ngũ hành Bát quái, vì số 5 thuộc dương, nên Tiết Đoan Ngọ còn...
Xem tiếp...
h2
Phiếm Luận NƯƠNG là NÀNG
NƯƠNG là NÀNG, NÀNG chữ Nho là NƯƠNG 娘. Như chữ LANG 郎 là CHÀNG, chữ NƯƠNG cũng thuộc dạng chữ Hài Thanh...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

cha con lap
LỄ CHA       
     Chúa Nhật thứ ba của Tháng Sáu hằng năm, là ngày LỄ CHA ( Father’s Day  ) của nước MỸ. Ngày...
H4
NGHĨ TRONG NGÀY CHỊ VỀ HƯU
Hôm nay, tôi đi dự buổi họp mặt chia tay của chị mình vừa tới tuổi hưu. Ngồi nhìn chị đang bày tỏ thiết...
Vo hoàng Long
CHÚC MỪNG SINH NHẬT VÕ HOÀNG LONG
Ngày 9/6 là sinh nhật Võ Hoàng Long, CHS trung học Chợ lách , NK64. Hiện nay anh là vũ sư tại Vĩnh Bình,...
Nga du tu
CHÙM THƠ NGÃ DU TỬ
Anh tên thật là PHẠM NGỌC DŨ, Sinh ngày 10- 9- 1957, Tại Hành Đức, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Năm 1993, ...
H1
Uống trà đi!: Hiểu trà, hồn nhiên làm việc nghĩa
Vô ngã, trong sáng, mộc mạc, chân thành, thanh thản với việc mình thể hiện…, những bản tính quý giá ấy...

LỜI DẪN

Tin nhà

H3a
LỚP LÃO SINH HOP MẶT LẦN THỨ 8
H2
CHS NHÓM THCL NIÊN KHÓA 68 HOP MẶT Ở BÌNH ĐẠI
h0
ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH TẠI TP.HCM HỌP MẶT MỪNG XUÂN 
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 27
Lượt truy cập: