Trung Học Chợ Lách

NHỚ CHỢ LÁCH XƯA

Ngày đăng: 10/06/2015, 5:42 chiều, ý kiến phản hồi (25)

Tôi lớn lên ở quê ngoại Chợ Lách từ lúc mới 5 tuổi, học hết tiểu học, trung học, lên đại học, mười tám tuổi tôi mới xa quê. Hơn 30 năm sau tôi quay về thăm chốn cũ, không khỏi chạnh lòng nhớ những kỷ niệm xưa. Chợ Lách bây giờ đã không còn một dấu tích nào của những ngôi trường mà tôi đã học. Ngôi trường tiểu học và sau này là trường trung học ngày xưa với những hàng me tây phủ bóng sân trường nằm cạnh chân cầu Chợ Lách, ngày nay đã trở thành trường mẫu giáo thị trấn. Ngôi trường cấp 2 (phổ thông cơ sở)  trước kia là trường Trung Học Chợ Lách trước năm 1975 nay là chợ Chợ Lách mới.

Hai ngôi chùa Ông (thờ  Quan Công) và  thánh thất Cao Đài Tây Ninh nay sắp trở thành công viên, làm những ai từng trải qua thời thơ ấu: bắn đạn cu ly, chơi đủ trò trong sân chùa như tụi tôi ngày xưa không khỏi nao lòng.

Con Lạch từng được coi là dấu tích của tên gọi xứ Chợ Lách xưa kia nay đã bị lấp. Xưa ông ngoại tôi, người cố cựu ở Chợ Lách kể rằng, Kinh Cũ (Chợ Lách) có một con lạch chảy qua chợ, lối trước nhà thầy Võ Hoàng Lưu bây giờ. Lưu dân nơi khác đến khai hoang lập ấp, trong đó có ông tôi gọi chợ này là Chợ Lạch. Từ đó, cư dân đọc trại ra thét rồi thành Chợ Lách. Đó là một cách lý giải mà cho đến tận bây giờ cũng vẫn chỉ là một giả thiết.

Ngôi chợ cũ ngày tôi còn bé giờ cũng thay đổi hoàn toàn. Chợ ngày xưa sung túc, trên bến dưới thuyền  tấp nập người mua kẻ bán. Thời trước, có lẽ  đường sá, cầu kỳ chưa thông thương nên dân chúng đi chợ bằng ghe, xuồng là thuận tiện nhất. Bây giờ, đường sá thông thương, ghe cộ được kéo lên bờ “trồng hành” cũng là chuyện bình thường. Nhưng chợ ngày xưa mà tôi biết, người mua kẻ bán đều ân cần. Nhớ quán Đông Nam Hưng, khách quen gọi tắt là quán Lù Ta, tên của ông chủ quán, ông và con cháu, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện khi khách vừa đặt chân tới. Món súp sườn non ăn với bánh hỏi của ông trở thành một “đặc sản” mà ít có nơi nào có được. Ông mất cách nay hơn mười năm, rồi chị Ánh con ông, sau đó là anh Mười Bạc rể ông cũng lặng lẽ trở về với cát bụi. Người đã mất, trở lại quán xưa, thèm ăn một tô súp bánh hỏi, thèm ngắm dòng người lên xuống bến chợ nay trở thành dĩ vãng.

“Được mới nới cũ”, chiếc cầu tàu, nơi ghi dấu biết bao dòng chảy lịch sử hình thành của Chợ Lách xưa nay đìu hiu, quạnh quẽ như ngôi nhà vắng chủ, ít người lui tới.Phóng tầm nhìn về chiếc cầu sắt Chợ Lách ngày xưa, thấy vẫn còn đó những chiếc bóng kỷ niệm của thời đi học, những buổi tắm sông nhảy từ độ cao hơn 10m để đu theo ghe chài, để có cái cảm giác bạt mạng của thời trai trẻ. Giờ nghe nói nay mai chiếc cầu này cũng sẽ bị dỡ vì Chợ Lách đã có chiếc cầu bêtông mới cách đó khoảng 500m về phía đầu vàm.

Cái sân bóng có từ lâu đời ở Chợ  Lách, nơi in dấu chân, dấu giày của biết bao thế hệ cầu thủ Chợ Lách giờ cũng sắp biến thành siêu thị hay trung tâm thương mại gì đó…Tôi là thị dân, sống đời thực dụng nhưng lúc nào cũng muốn quay về chốn xưa, mong mai đây khi trở lại quê mình còn có được chút gì để nhớ. Người thân, người quen giờ cũng đã thay đổi, đã lớn, đã già hơn xưa, người mất, người còn, vẫn còn đó những ân tình quê hương, nhưng cảnh vật thay đổi nhiều quá làm tôi cứ liên tưởng mãi câu thơ của cụ Vũ Đình Liên, phải chăng những kỷ niệm xưa rồi sẽ chỉ còn trong tâm tưởng: “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ

            bài và ảnh  Nguyễn Phương Lộc

h1                                            Chợ Lách mới nhìn từ bên sông

h2

h3                                     Cầu tàu giờ đã hư hỏng nhiều, vắng ghe tàu

h4

h5

h6

 

 

25 bình luận

  1. Tôi nghĩ, người lớn tuổi am hiểu về Chợ lách còn nhiều , nhưng mấy ai viết tỉ mỉ như Phương Lộc. Và cũng qua bài này mới thấy tình cảm đối với quê hương của PL rất là nhiều. Mong những anh chị em khác hưởng ứng viết về đề tài này để dành lại cho người đi sau

  2. Chợ lách xưa có nhiều điều để nhớ ,nhất là ở thời điểm cuộc sống cực kỳ khó khăng ,đó là những năm anh em mình đang học THCL (1976 _1980) ,nhữ năm tháng đẹp nhất của thời học sinh , giờ nhắc lại không khỏi bùi ngùi,xúc động . Chợ lách nay đã phát triển rất nhiều,ngưới đi xa trở về vô cùng ngỡ ngàng trước những đổi thay \từng ngày của quê hương yêu dấu, mong sau vẫn còn lưu lại một vài dấu tích xưa đăc trưng của vùng quê trù phú và sâu nặng tình người của chúng mình ,Thanhhai.

    1. Hải còn nhớ những chuyến đò từ Chợ Lách đi Bến Tre không? Gian nan vất vã biết nhường nào. Nhưng tụi mình mãi mãi sẽ không quên chiếc cầu tàu bến chợ ấy. Mong trong tương lai, Chợ Lách đừng khai tử chiếc cầu ấy. Giống như Sài Gòn mà không có bến Bạch Đằng và chợ Bến Thành thì không phải là Sài Gòn vậy!

  3. Nguyễn Phương Lộc mến.

            Tôi cũng là người được sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn quê mùa Chợ Lách. Tôi không khỏi xúc động bùi ngùi khi đọc qua bài viết này của bạn , Chợ Lách xưa và nay cũng đã thay đổi rất nhiều, những năm tháng khó khăn thiếu thốn nó đã lùi vào ký ức, những kỷ niệm vui buồn thuở ấu thơ, những biến động của cuộc đời, tất cả rồi cũng qua ̣đi, nhưng trong lòng ta thì không bao giờ phai nhạt được, dù ta có ở tận chân trời hay gốc bể.

             Ai về Chợ Lách cho tôi nhắn

             Ký ức ngày xưa mãi dạt dào

             Một miền sông nước xa xôi lắm

             Mang nặng trong tôi tự thuở nào.

                              Hoài Thương.

  4. Có lẽ khó lưu giữ được những công trình xưa củ ấy , vì ngày xưa Chợ Lách nhỏ bé,những công trình như cầu tàu, nhà lồng chợ,cầu sắt , bến đò ngang …và cả THCL nữa được xay dựng quá lâu và cũng không được kiên cố lắm, cần phải nhường chổ cho những hạng mục mới hiện đại hơn , hoành tráng hơn , xứng tầm với sự phát triển của hôm nay và tương lai.Thế hệ của tụi mình giờ có nhiều người là lãnh đạo huyện, tỉnh ,chúng tôi tin tưởng các bạn và thế hệ trẻ hơn sẽ thành công trong việc đưa huyện nhà trở nên giàu có sung túc như một thời nó đã từng có, đó cũng là một niềm tự hào của các thế hệ học sinh THCL vậy.

    (Thanhhai.)

    1. Không ai buộc chúng ta cứ khư khư ôm lấy những cái cũ đã lỗi thời, nhưng phải biết gìn giữ những giá trị truyền thống. Đó mới thật sự là cốt lõi của sự phát triển. Đập thì dễ mà xây thì khó. Trong phát triển, người ta hay bỏ quên tính nhân văn. Nói chung, chúng ta nên viết tiếp lịch sử, không đi ngược lịch sử và càng không có lý do gì phá bỏ lịch sử.

  5. Hoài cổ và giữ gìn những công trình văn hóa cỗ, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là một phong tục, tập quán của nhiều quốc gia. Chúng ta không thể phủ nhận sách trơn, không thể khai tử “quá khứ” trừ khi việc đó là một lợi ích chính đáng! Tôi không phản đối sự hiện đại, nhưng tôi muốn bảo tồn vốn văn hóa quý khi nó không ảnh hưởng tới những qui hoạch chung và không làm xáo trộn những thiết kế công trình hiện đại. Không ai muốn một người già phải chết mau chỉ vì có những đứa trẻ đang trưởng thành!

    1. Tôi cũng là dân Chợ Lách đồng cảm với anh Lộc! Ở đâu cũng cần phát triển, nhưng phải xem xét lại thấu đáo để có sự phát triển hài hòa, không nên theo kiểu ” cái gì cũ cứ đập đi”..có những cái mang tính lịch sử, văn hóa cần xem xét thấu đảo..

  6. Ha! Ha! Nhà mình có thằng em hăm hở đốn hết hai mẫu vườn chuối để trồng sầu riêng mong làm giàu, ông già mới cản không cho nó phá bụi chuối ngự của ông nội trồng gần nhà. Nó nhất định không nghe. Chừng thấy ông già buồn cả mấy tháng, nó mới thấy tội nghiệp tìm mua cây giống chuối ngự khác, nhưng tìm hoài vẫn chưa thấy. Chỉ là bụi chuối thôi mà!

  7. Tôi nhớ không lầm tôi và Chiến – Hoài Thương, học chung với nhau hồi tiểu học. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ. Thân mến.

  8.    Bạn Phương Lộc mến.

              Đã hơn bốn mươi năm đi qua rồi , mà trí nhớ của Phương Lộc còn tốt lắm ,Hoài Thương có nghe Bình Nguyễn nhắc tới PL mấy lần, nhưng vì quá lâu rồi HT kg gặp PL nên kg mườn tượng bạn bây giờ như thế nào, mập ốm ra sao ?.Nghe đâu bạn đang làm cho CT du lịch Bến Tre phải không ?. 

              Nếu Tết này HT có dịp về Việt Nam  m̀ình sẽ alô cho PL nhé. Chúc bạn được mọi sự yên bình trong cuộc sống.

              

  9. Kha kha! Thì ra nhà văn và nhà thơ đã nhìn bạn rồi! Bình Nguyễn sẽ giới thiệu thêm một “nhân kiệt” của “địa linh” Cho Lach là bạn Đào Ngọc Nam ( Thượng Toạ Thích Tuệ Giác, Chủ tich Phật giáo Thiền Tông hải ngoại) hy vong Thầy sẽ xuất hiện trên THCL!

  10.    Lần này nhà thơ với nhà văn mà hợp tác lại chắc sẽ lập được nhà chòi, hay là nhà bếp gì đó bác Lục Bình Trôi ơi.!!!  hi,hi,,

  11. Thật bất ngờ, đây cũng giống tâm trạng của mình vào ngày 30/4 vừa rồi sau hơn 30 có dịp trở lại trường xưa

  12. Đang là tháng sáu:
    Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
    Nếu trời đang mưa, tui cũng lạy trời bớt mưa……….

    Mấy ngày nay trời mưa đùng đùng, rồi trời mưa rả rích cả ngày, lâu rồi không mở trang THCL, hôm nay buồn, bỗng nhớ, đọc bài của Phương Lộc, lòng lại buồn hơn, kỹ niêm tuổi thơ ùa về, nhớ Chợ Lách vô cùng. Vật đổi, sao dời đó là quy luật, nhưng mọi hình ảnh cũ vẫn còn đây trong tiềm thức của mỗichúng ta. ước gì có ống chỉ thần để chúng ta quay ngược lại tìm về những hình ảnh thân thương của Chợ Lách ngày xưa với biết bao kỹ niệm tuổi học trò.Ôi bạn làm mình nhớ Chợ Lách quá Phương Lộc, Hoài Thương Muội Muội ui…..

     

  13. Chợ Lách! Có lẽ 2 chữ nầy mà NB tôi mặc dù dã khá lâu vẫn còn nhớ khi đọc tập thơ Hồ Xuân Hương mà người viết lời tựa có đề cập nhưng không nói rõ tác giả là ai. Xin ghi lại để ” thổ thần” Chợ Lách co biết manh mối không nhé

                  LY HƯƠNG THÁN

     Tráo chác vì ai khiến nổi trôi

    xa làng lìa quán não nồng ôi!

    Thit xương đất khách đành trao gởi

    Sự nghiệp năm xưa phủi sạch rồi

    Cho Lach khắp ngàn cây ủ dột

    Sông Qui mấy dậm nước trào dâng

    Những người riêng để lòng tham chạ

    Phó lượng cao dày mặc xét soi!

          Tâm sự giống HT?!!!

  14.          An Bài.

    Theo làn gió thoảng dạt muôn nơi

    Bến đổ dẫu xa tận cuối trời

    Số phận an bài nơi xứ lạ

    Thương về quá khứ cũng xa xôi

    Quê hương một mãnh ngàn xa cách

    Xứ lạ muôn đời được thảnh thơi

    Dẫu gởi xươn tàn trên đất  khách

    Bên đời mãi thấy trọn lòng tôi.

           CaLi ngày 26/ 6/ 2015.

              Hoài Thương.

         

     

  15. Chợ Lách, nơi có nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi thơ tôi, nơi tôi đã trải qua những trò chơi đồng ruộng: câu cá, thả diều, tác mương, mò tôm, bắn chim, ống thục, đá banh trên ruộng, những trưa hè tắm sông thả lưới…. tuổi thơ ngày nay của trẻ con không thể tìm được do đã đô thị hóa, 1 phần do công nghệ thông tin phát triển, trẻ con không đam mê trò chơi ruộng đồng như trước đây, chỉ mê vào ipad, smart phone, games online….
    Cám ơn bài viết đã khơi gợi về tuổi thơ…

    1. cám ơn câu hỏi của Nguyễn Huy, trang nhà chuyển câu hỏi này cho anh Lộc, sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

1727824568052blob
Chữ "Ả"
Ả vốn là từ A 婀(妸) trong “Chữ Nho… Dễ Học” được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm...
Xem tiếp...
Trầm
TRẦM, TRẦN, TRẬN, TRÂU, TRẺ, TREO,TRÊN.
TRẦM NGƯ LẠC NHẠN 沉魚落雁 là một thành ngữ có xuất xứ từ Tề Vật Luận của Trang Tử 《莊子·齊物論》nước Tống thời...
Xem tiếp...
1727106829104blob
Phiếm về NHÂN QỦA
Rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc NHÂN QỦA là gì ? Xin thưa, NHÂN 因 là hạt giống, còn QỦA 果 là cái trái...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
h1b
MỘT MÙA DOLTA BÌNH AN
Tết Sene Dolta năm nay của người Khmer vùng Bảy Núi diễn ra trong 3 ngày, từ 1 đến 3/10/2024, 29/8 đến...
H1
SƯU TẦM VÉ SỐ CŨNG CÔNG PHU
Mua vé số sưu tầm thì về phân loại theo chủ đề: vé số Đông Dương, kiến thiết Quốc gia, vé sau 1975, chủ...
1727824568052blob
Chữ "Ả"
Ả vốn là từ A 婀(妸) trong “Chữ Nho… Dễ Học” được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm...
unnamed
Tô Bún Nước Lèo 
Cao Miên là Cam Bốt (từ tiếng Pháp Cambodge). Tiếng Hán, Cao Miên chỉ nước và sắc tộc Khmer. Phụ nữ Miên...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 6
Lượt truy cập: