Trung Học Chợ Lách

Hoài vọng của Hoài Thương

Ngày đăng: 27/01/2015, 9:47 chiều, ý kiến phản hồi (8)
  Phút đưa tiễn không biết có hẹn ngày trở lại, người đi mãi nhớ quê hương , giờ đây nơi trời xa chàng một bóng một hình nhớ em     
 

 
           Hoài Vọng.
     Còi  tàu tắt liệm đã lâu,
Sao em mãi đứng gục đầu đợi ai ?
     Buông chi những tiếng thở dài
Phải chăng tâm sự vọng hoài bóng xưa 
     Đêm tàn cánh liễu đong đưa
Tả tơi xác phượng sau cơn mưa tình
     Từ nay một bóng một hình
Thương hoài kỹ niệm chỉ mình em mang.
                 Cali- 22/1/2015.
                  Hoài Thương.
   

8 bình luận

  1. Thơ anh Chiến luôn bàng bạc một nỗi niềm đưa tiễn. Tôi không tin (cá nhân tôi thôi), người làm thơ chỉ dựa vào cảm xúc của người khác, hay thậm chí chưa từng trải nghiệm mà viết được thơ (như một số người làm thơ thường tuyên bố như vậy). Chí ít thì, phải một lần thoáng qua đâu đó trong cuộc đời một hình ảnh, một xao động, một xúc cảm (có thể mơ hồ), nhưng chắc chắn phải có mới có được một bài thơ hay, như trường hợp bài thơ Hoài Vọng này của anh Chiến chẳn hạn! Chúc mừng anh Chiến khi thơ ngày càng nhuần nhuyễn và đọc càng thấy thích!

  2. Hoài Thương ơi chị tiếp thêm mấy câu nữa nhé

    8*******

    Thương hoài kỷ niệm chỉ mình em mang

    Sông tình nửa mảnh trăng tan

    Người đi để lại ngút ngàn nỗi đau

    Kiếp nầy hay mãi muôn sau

    Bằng Lăng tím vẫn tím màu nhớ nhung

    NHẬT LỆ

  3. Xin góp thêm với Hoài Thương muội vài câu:

    Lung linh mơ tưởng bóng chàng

    Khuất xa muôn nẽo muộn màng xót xa

    Còi tàu chia cắt đôi ta

    Gục đầu nuối tiếc, nhạt nhòa lệ rơi

    Mưa thu lá rụng tơi bời

    Nhớ người phương ấy biết nơi nào tìm.

  4.    Ngọc Vinh mến, làm thơ , hay viết văn thì cũng na ná giống nhau, mỗi người có một cái cảm tác theo khuynh hướng cảm nghĩ của mình, có khi nhập tâm thì 15, 20 phút là có thể làm được 1 bài, mà có khi thì 3,4 chẳng viết được gì cả hì,hì.  Ngoài tài  viết văn , em có thể đón quẻ được rồi đó.. …Cảm ơn NV đã chia sẻ và  nhận xét một cách tinh tế.

  5. Sư tỉ Hoa Đăng ơi, Lúc nào sư tỉ cũng luôn bên cạnh muội, muội cảm kích sư tỉ lắm và nhất là mấy dòng thơ tuyệt hảo đó nữa.

  6. Hoài Vọng là bài thơ hay và tôi đồng tình với nhận xét của Ngọc Vinh về cảm xúc cùa Hoài Thương là có cơ sở.

    Chúc mừng Hoài Thương có bước tiến mới.

  7.      Dạ Đại sư huynh, Những gì ĐSH và Ngọc Vinh nghĩ có lẻ hay hay đó huynh . Cảm ơn ĐSH đã chia sẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Thông van
UỐNG TRÀ CỦA THÍCH THIỆN THẢO
Là nhà sư Phật giáo. CHS Trường THCL  hiện nay sống ở Huyện Mang Thít nhưng có cuộc sống của đạo tiên:...
Xem tiếp...
bay nui
CHIỀU TRÊN ĐỒNG CHÂN NÚI CỦA ĐÀO DŨNG TIẾN
Đào Dũng Tiến -một nông dân thế hệ mới, đọc kinh sách, biết làm thơ hiện sống ở vùng Thất Sơn. Bài thơ...
Xem tiếp...
tải xuống
NẺO CHIỀU CỦA NHẬT LỆ
Lâu lắm không đọc thơ Nhật Lệ, nay nhà thơ trở lại với trang nhà. Vẫn vần điệu ngọt ngào, chắt lọc từng...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Untitled
ĐỜI NGHỆ SĨ CỦA VÕ ĐẮC DANH- LÊ ĐẠI ANH KIỆT- HUỲNH THANH DIỆU- HOÀNG KIM
ĐỜI NGHỆ SĨ với mười bốn nhân vật là mười bốn câu chuyện đậm tính nhân văn, mười bốn cuộc đời và tính...
2025
BẢN TIN XUÂN CỦA HỘI CGC XÃ VĨNH BÌNH
Xã Vĩnh Bình thuộc huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Giờ là vậy nhưng mai mốt chưa biết thuộc tỉnh nào? Cũng...
H2
CHS NHÓM THCL NIÊN KHÓA 68 HOP MẶT Ở BÌNH ĐẠI
Ngày 8/3, nhóm cựu HS Trung hoc Chợ Lách NK1968 gồm 2 lớp A1 & A2 được 16 bạn (xưa hơn 100 HS ngày...
images1814533
TRỰC BẾN  ĐÒ.
Có lần trò chuyện với Lương Minh , tôi có nhắc đến từ nầy , Minh đề nghị tôi giải thích hoặc có một bài...
maxresdefault
SỰ HỐI HẬN MUỘN MÀNG .
– Về Thầy giáo ơi !  Đó là câu nói quen thuộc của chú Sáu Hội mỗi lần chú về ngang đây . Năm 1977...

LỜI DẪN

Tin nhà

H2
CHS NHÓM THCL NIÊN KHÓA 68 HOP MẶT Ở BÌNH ĐẠI
h0
ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH TẠI TP.HCM HỌP MẶT MỪNG XUÂN 
1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 8
Lượt truy cập: