Sau bài quê ngoại , Huỳnh tâm Hoài đã viết thêm về quê nội của anh, cũng ở Trà Vinh. Đọc bài này, chúng ta thấy lòng yêu quê tha thiết của tác giả và nhờ vậy người đọc cảm thấy mình được đi du lịch ở một địa phương không xa lắm nhưng chưa có dịp đến (HM)
Cũng ở thế đất bồi, quê nội tôi (Huỳnh Tâm Hoài) ở Trà cú cũng có những giồng đất, nhưng vì nằm hơi sâu vào bên trong, lại sát bên sông Hậu, cho nên đất đai ở đây màu mỡ hơn. Phù sa sông Hậu vương nhiều nhánh vào đồng ruộng với phù sa đục ngầu. Những giồng đất hình cong lưỡi sóng định hình lâu năm, chạy dài như bất tận. Giữa những giồng đất là những cánh đồng bao la màu mỡ. Trà Cú có hai mùa nước: mùa nước lợ vào mùa chướng, khi gíó đưa nước biển theo triều dâng tràn vào đồng. Mùa nước ngọt là vào mùa mưa.Trên những giồng đất cư dân sống quần tựu đông đão. Ngừơi Khmer lập nên những sóc, như sóc Xoài Xiêm, Xoài Thum, Sóc Ruộng….Có những giồng được đặt tên như Giồng Lức, Giồng Trôm. “Xi bai Giồng Lức, phoóc tức Giồng Trôm”. Người Việt và Hoa một ít sống lẩn lộn với người Khmer ,còn lại đa số sống dọc theo các bờ sông như Ngã ba, Cầu Hanh, Ba Tục, Bến Dừa, Bến Thế, Bắc Trang…,hoặc ở giữa đồng lập thành những xóm như Xóm Chòi , Xóm chùa…Ba sắc dân sống rất hòa đồng, họ chia sẽ với nhau trong những lễ tục địa phương.Và hôn nhân đã kết với nhau từ lâu đời. Những thế hệ “đầu gà đít vịt, Việt lai Khmer, Khmer lai Việt tuần tự ra đời là mối dây ràng buộc thương yêu giũa ba nhóm dân.
Hồi năm 1945 Trà Cú có xẩy ra nạn “Cáp duồn” đấy là do bọn Thực dân Pháp xúi dục. Sau khi trở lại Đông Dương lần thứ hai. Với chánh sách chia để trị, chúng mua chuộc một số người Khmer theo chúng và đốc xúi tàn sát người Việt.Vào thời đó đa số người Việt vì lòng yêu nước đã theo phong trào Việt Minh “Nóp với giáo mang ngang vai’cùng đi đánh Tây. Một mặt chúng ve vãn Trung Quốc. Cho nên chúng chỉ “Cáp Duồn” mà không có “Cáp Chi-inh” *.Bằng chứng là gia đinh tôi, ba tôi và chú tôi bị họ dùng phãng kéo ngay lôi ra đồng. Nhưng ông cậu tôi vào chùa xin với lục cả và chứng minh gia đình mìmh là người Tàu lai, nên kip thời được thã. Sau đó cũng vì quá sợ hải gia đình tôi mới chạy tản cư cùng bà con chòm xóm xuống tận đất Cồn Cù cho tới sau hiệp định 54 mới hồi cư về sống ở Trà Cú cho đến bây giờ.
Ruộng đồng Trà Cú được phân chia sở hữu bằng những bờ đất. Dọc theo các bờ đất các loại cây như điên điển, ngò om, rau đắng mọc dầy….Về phía những vùng đất trủng thì có hoa súng, hoa sen, điên điển .
Mấp mé bờ đê hàng điên điễn
Hoa nở vàng theo dọc lối vể
Hoa dưa mẹ ủ chua chua ngót
Chấm tộ mấm kho khâm khẫm mùi
Bờ sông bìm bịp kêu nước lớn
Mẹ vẫn một đời sống chắc chiu
Nuôi con khôn lớn thêm từng đứa
Hoa điễn phận người chịu hẩm hiu
Đất quê có đứa thành danh phận
Có đứa bọt bèo sống nổi trôi
Hương cũ một thời sao quên được
Giữ chặc hồn quê chẵng đỗi dời
Những bờ đất lớn thường là những trục lộ dẫn vào sóc hoặc vào chùa.Hai bên đường cây trâm bầu mọc đầy làm bóng mát cho khách bộ hành dừng chân nghỉ mệt trong những trưa hè nóng bức. Có những con đường viền quanh sóc, là những lũy tre, đôi khi có những hàng cây dầu, cây sao cao ngất ngưởng.
Trà Cú có nhiều sông ngòi. Dọc theo các bờ sông là những cây bần, cây dừa nước cành lá la đà trên mặt nước. Có những bãi đất ven từ sông chạy sâu vào bên trong, đó là những bãi bồi bởi phù sa. Các loại cây như cây ráng, cóc kèn, cây bần… mọc dầy đặc. Có những vùng trũng nước ứ động và chưa rỏ phèn chĩ toàn là cây năng, cây ráng.Hồi nhỏ bọn trẻ chúng tôi thường hay đến những nơi nầy đễ bắt cá lia thia ở những bọng cây bần hoặc bụi ráng. Đôi khi rủ nhau đi hái bần chua ăn với mắm sống. Con mắm được xé ra. Cắn miếng bần chua, đưa vào miệng miếng mắm, cắn thêm một miếng ớt hiểm.Vị, chua, cay nhai trộn lẩn. Muốn ăn hoài luôn miệng….. Có lần vì chậm chạp tôi bị ong bần đốt mặt sưng vù, về nhà còn bị ba, má rầy cho một trận tơi bời.
Dĩa bần trong nhà hàng
Đời sống nhà quê thường có những bữa cơm đạm bạc, cá kho, canh rau là thưòng nhất. Má kho cá thường kho bằng ơ đất, cá được kho khi nước còn sền sệt, rắc thêm một ít tiêu, luộc vài bó rau muống đồng hoặc đọt lang, đọt bí. Gắp một đủa rau chấm vào nước cá kho, lùa một ngụm cơm trắng, ăn hết chén nầy sang chén khác. Ực thêm môt chén nước cơm chắt nóng hổi. Mồ hôi ra dầm dề. Ngon ơi là ngon! Nhiều lúc bận việc làm ăn má làm một mẻ nước mắm kho quẹt với tóp mỡ. Dùng đủa quẹt một cái.-đưa vào miệng, và thêm miếng cơm, nhai từ từ thấy cũng đã…
Khác với Cầu Ngang, Trà Cú có nhiều đồng ruộng và sông nên cá đồng rất nhiều như cá lóc, cá rô, cá trê, cá bóng dừa, bóng cát, tôm càng, tép bò, tép thẻ, tép đất…Vi có ba sắc dân cho nên thức ăn cũng được trộn lẩn. Bún nước lèo thịt heo quay không bao giờ thiếu trong các đám tiệc của những gia đình Việt, Hoa. Xì dầu, cải xá pấu không bao giờ thiếu trong những gia đình người Khmer “Phoọng tẹ chiên với cải xá pấu”**
Châu thổ xa rồi châu thổ ơi
Phù sa lớp lớp đất bãi bồi
Cây bần cây, đước chân giữ đất
Châu thổ chia nguồn châu thổ ngơi
Đất hứa từng đàn chim qui họp
Bên mặn bên bồi, bên ngọt sâu
Trái dạt sinh sôi ngày châu thổ
Người đứng bên trời người gió khơi
Vùng đất chim kêu cùng vượn hú
Bây giờ hương ngát tiếng à ơi
Kẻo kẹt xóm trưa gà gáy ngọ
Bâng khuâng cô gái đứng dưới dừa
Đồng sâu con chó cong đuôi chạy
Mõi cánh cò bay trắng góc trời
Khói ám trên đồng thơm rạ mới
Từng đàn chuột chạy trẻ rong vui
Châu thổ mênh mong người chân chất
Dẩu nát tim bằm cũng sắt son
Giữ lòng yêu nước nên giữ đất
Khó ai mua chuộc được tấc lòng
Ai đó phụ tình lòng châu thổ
Châu thổ miệt mài lấp biễn khơi
Bồi lấn thêm ra thềm tổ quốc
Châu thổ xa rồi châu thổ ơi!
(Bài ca Châu thổ)
Quê hương một vùng kỷ niệm khó bức rời trong tâm khãm mỗi người. Quê nội Quê ngoại là một hoài niệm, một nhớ nhung trong ký ức, một chập chờn trong những giấc chiêm bao, một thức giấc trong bồi hồi giửa canh khuya nơi đất khách .
Huỳnh Tâm Hoài
————————————————-
*Chi-inh là người Hoa theo cách gọi của người Khơ Me
** Tiếng Khmer lẩn tiếng Việt có nghĩa là hột vịt chiên với củ cải muối