Quang Phước thân, Quách Đào rất vui khi đọc phản hồi của Quang Phước. Về câu hỏi của Quang Phước, theo mình biết cũng có nhiều người thắc mắc như vậy. Trong suy nghĩ nông cạn của mình, mình xin lý giải vấn đề đó như sau: Để hoằng pháp độ sanh tức là đưa chơn lý đến với mọi người và chỉ cho họ con đường thoát khỏi khổ đau, một điều mà Phật luôn luôn giữ làm phương châm là tùy thuận chúng sanh. Tức là tùy từng chúng sanh, Phật có một phương pháp tu hành cho riêng họ. Nên thường nói là Phật có tám vạn bốn mươi ngàn pháp môn. Thật ra là vô lượng pháp môn. Và trong kinh Pháp Hoa, Phật có nói tới ví dụ sau: Phật như một người cha hiền thấy chúng sanh như các con của mình, đang chơi giỡn trong một ngôi nhà bị cháy mà không hay biết gì cả.
Nói với tụi nó, các con ơi, nhà cháy đó hãy chạy nhanh ra ngoài thì tụi nó không tin. Kìa, nhà có cháy đâu! Chẳng qua Tía không muốn tụi mình chơi games nên nói gạt. Phật phải tùy theo chúng nó mà nói, Tía có nhiều games mới lắm các con ơi, các con mau ra đây chơi. Lũ nhỏ nghe như vậy mới ùa chạy ra và thoát cảnh nhà cháy.
Và khi một người đã nghe hiểu và chọn đi con đường Phật chỉ dạy thì điều đầu tiên là phải làm theo 5 điều cấm lớn. Mà một trong 5 điều cấm đó là không được sát sinh, ăn mặn ( ăn thịt, cá ). Nhưng ăn chay đâu phải dễ làm. Chúng ta đã quen ăn thịt cá qua bao nhiêu năm rồi, bỏ đâu có dễ! Vì vậy, để ăn chay được dễ dàng hơn các người đi trước bày ra cách gọi các món chay bằng tên món mặn cho chúng ta đi sau đỡ thèm. Về mặt lý mà nói thì việc nầy ( gọi tên mặn ) là không đúng, nhưng về mặt sự mà nói, nó cũng là phương tiện giúp chúng ta tránh sát sanh ở buổi ban đầu.
Hy vọng những kiến giải trên giúp được phần nào cho bạn.
Thân,
Quách Đào.
H1 Đồ chay ở thiền viện Trúc lâm An Tâm (ảnh Nguyễn Phương)
h2 Dường như có “cá-thịt” đầy đủ (ảnh Nguyễn Phương)
Mô Phật ! Trước khi Quách giảng sư gửi bài này, thì LM đã nhận các hình này do ni cô Trí Giải gửi tặng. bản thân chưa biết dùng hình này vào việc gì thì có bài viết của này. Phải chăng đây là duyên khởi để hộ trì chúng sinh vào đường tu học. Xin chân thành cám ơn tác giả và ni sư Trí Giải.
Lương Minh đệ tử
Nam mô a di đà Phật! Người tu hành chỉ có Ngũ giới, vậy mà có một ràng buộc con người tới…19 điều không được làm! Chịu sao nỗi… Trời?
Bạn Phương thân mến,
Phản hồi của bạn khiến mình phải bật cười hề hề…! Bạn là người rất quan tâm và lo lắng cho thời cuộc. Nhưng mà luật nhà Phật cũng không khác lắm với luật thế gian. Ngũ đại giới cấm là dành cho đại chúng, những người sơ cơ. Còn một khi bạn quyết định ly gia cát ái, quyết trở thành trưởng tử của Phật, nói nôm na là trở thành ” cán bộ ” của nhà…chùa, thì tùy theo từng cấp bạn phải thọ nhiêu giới hơn. Như thọ giới Tỳ kheo phải là 250 giới! Hình như càng lên cao, càng nhiều giới hơn và đặc biệt cấp dưới không được biết giới cấm của cấp trên. Thành ra bạn ơi, 19 giới để tìm ra ” thành phần ưu tú ” thôi bạn ạ! Chúng ta cũng nên thông cảm.
Ông Lương Minh cũng vui vẻ không kém gì bạn. Nhưng theo một cách khác. Hai chữ ” giảng sư ” ổng phong cho làm mình cười méo miệng. Mong các bạn đừng hiểu khác ý ổng.
Trong bài viết, do sơ ý có mấy chữ sai : ” tám vạn bốn mươi ngàn pháp môn “, chính xác là ” tám vạn bốn ngàn pháp môn ” (84.000). Mong các bạn thứ lỗi. Q Đ,
Khà khà…! Giỡn chút chơi cho vui chứ 19 hay 250 thì chất lượng mới là quan trọng, anh? Nghe anh nói trong 19 “giới” đang chắt lọc những thành phần ưu tú mà em buồn rười rượi! “Nó ăn hối lộ không từ một thứ gì!” (Câu nói nổi tiếng của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan), mà có… mồm mép mới ăn được, phải không anh?
Ba D.Tiến ơi
Con có nghe Sư cô Thích Nữ Tâm Tâm giải thích về 84000 Pháp môn không phải theo nghĩa như là 84000 tông phái ( như Thiền tông, Tịnh độ Tông, Mậ tông…) các tông phái đó cộng lại thì cũng được vài trăm là cùng. Chút nữa con sẽ trích dẫn từ diễn đàn Đại tạng kinh giải thích về 84000 này.
Pháp môn ( DHAMMAKKHANDHA) được hiểu là Pháp Uẩn- là đoạn văn về giáo pháp. Chứ không phải Dharma doors (tạm dịch là cánh cửa vào của Giáo Pháp)
Còn việc ăn mặn, quả thật Đức Phật chỉ cấm sát sanh chứ không cấm ăn mặn. Sau khi trải qua các cách tu khổ hạnh theo lối hành xác thì Đức Phật thấy không có lợi ích gì cả, trong đó bao gồm cả việc ăn uống ra sao. Đây là 1 trong 2 điều cực đoan mà Đức Phật dạy cần phải tránh xa trong Kinh chuyển Pháp Luân- bài Kinh đầu tiên Phật giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như, cũng như là bài Kinh đầu tiên cho loài người vậy.
Nhưng ngược lại, Phật cũng không tán thành việc ăn mặn qua câu nói đại ý là khi nào còn tiếng kêu thét của các động vật bị giết mổ, thì trên thế giới vẫn còn chiến tranh. Thôi thì ai ăn gì thì ăn vậy, miễn sao đạt được Niết bàn thôi.
Còn về các món chay làm giả theo món măn thì con nghĩ bắt nguồn từ Phật giáo Trung Quốc mà tiêu biểu là Tịnh độ Tông.
84.000 PHÁP MÔN (DHAMMAKKHANDHA)
Toàn giáo pháp của Đức Phật, nếu phân chia thành pháp môn (Dhammakkhandha) thì có 84.000 pháp môn, trong bộ Tam Tạng như sau:
Tạng Luật gồm có 21.000 pháp môn.
Tạng Kinh gồm có 21.000 pháp môn.
Tạng Vi Diệu Pháp gồm có 42. 000 pháp môn.
Phương pháp đếm pháp môn trong Tam Tạng
– Trong Tạng Luật: Mỗi chuyện làm nguyên nhân đầu tiên để Đức Phật chế định điều giới, ban hành giới đến chư Tỳ khưu, Tỳ khưu ni là một pháp môn. Mỗi nguồn gốc phát sinh, mỗi cách phạm giới, mỗi cách không phạm giới v.v… mỗi điều là một pháp môn v.v…
Như vậy, trong Tạng Luật gồm có 21.000 pháp môn.
– Trong Tạng Kinh: Mỗi bài kinh có ý nghĩa pháp liên tục là một pháp môn. Trong bài kinh có nhiều đoạn, mỗi đoạn có ý nghĩa pháp riêng rẽ là một pháp môn, mỗi câu hỏi, mỗi câu trả lời là một pháp môn v.v…
Như vậy, trong Tạng Kinh có 21.000 pháp môn.
– Trong Tạng Vi Diệu Pháp: Pháp phân chia mỗi tika, mỗi duka là một pháp môn, phân loại tâm và tâm sở đồng sinh là một pháp môn v.v…
Như vậy, trong Tạng Vi Diệu Pháp gồm có 42.000 pháp môn.
Trong 84.000 pháp môn này, Đức Phật trực tiếp thuyết dạy có 82.000 pháp môn, còn 2.000 pháp môn do chư bậc Thánh Arahán thuyết dạy.
Như Ngài Đại đức Ānanda, bậc Thủ kho Tàng Pháp Bảo dạy rằng:
“Dvāsiti Buddhato ganhim
Dve sahassāni bhikkhuto
Caturāsitisahassāni
Ye me dhammā pavattino” (Bộ Theragāthā)
Tôi là Ānanda
Đã học từ Kim ngôn Đức Phật
Được tám mươi hai ngàn pháp môn,
Học từ chư Thánh A-ra-hán
Góp nhặt được hai ngàn pháp môn,
Tôi là Thủ kho Tàng pháp Bảo
Trọn tám mươi bốn ngàn pháp môn.
Nguồn: Nền tảng Phật Giáo: quyển I – TAM BẢO – TK. Hộ Pháp
Chào cháu Đào Nam Huy!
Thật đúng là :’ Hổ phụ sinh hổ tử ‘. Cháu của cô giỏi lắm! công việc đầy ấp, mà nhín được thời gian đọc kinh Pháp môn. Cô thăm Gia đình nhỏ của cháu, chúc vợ chồng cháu hạnh phúc, thành đạt, mọi việc như ý.
Cô Thanh Nhi