Trung Học Chợ Lách

Vài nét về lớp Tứ B xưa

Ngày đăng: 04/03/2014, 12:12 sáng, ý kiến phản hồi (5)

Ngày xưa Trung học Chợ Lách có hai cấp, đệ nhất cấp từ đệ thất tới đệ tứ, chia lớp theo môn sinh ngữ, Anh văn học lớp A, Pháp văn học lóp B. Tới lứa tụi tui, đệ thất niên khóa 66, nhà trường được tăng số học sinh tuyển vào nên có thêm lớp C. Khi lên đệ nhị cấp, lớp được chia theo ban. Ban A dành cho các bạn chọn môn chánh là Vạn vật, Lý, Hóa ( để liên thông với chứng chỉ SPCN ở đại học ), ban B dành cho các bạn chọn Toán, Lý, Hóa ( liên thông MPG – MPC ), trường Trung Học Chợ Lách không có ban C ( Văn chương – Triết học ) và ban D ( Ngoại ngữ – Triết học ). Muốn học ban C và D phải lên tỉnh Vĩnh Long học.

Năm đệ tứ là một mốc thời gian đáng nhớ. Hết năm đệ tứ, một số bạn chuyển đi trường khác, một số bạn đến tuổi …lấy chồng, ( hồi xưa ở quê thường đi học trễ ), một số bạn vào đệ tam của trường thì học ở lớp mới với các bạn lớp khác chọn cùng ban. Thành ra khi nhắc tới bạn nào cũng phải nói Tứ nào, cho người nghe không lộn. Đó là nói chung như vậy, chớ thường thì nói đến tên đã biết tứ nào. Chẳng hạn nói tới Thanh Nhi, người ta biết ngay dân Tứ B, nói tới Ngọc Muộn, Vân Phương, Hồng Loan…người ta biết dân Tứ A.

Lớp Tứ B chúng tôi có nhiều gương mặt nổi bật. Về phía nữ có thể kể tên rất nhiều. Thanh Nhi, hồi ở nhà má có dặn, vô lớp con phải ngồi ở bàn trên để nghe thầy cô giảng bài cho rõ, nên dành ngay đầu bàn một, ỷ mình cao lớn lấn Hồng Nhung, Hồng Khanh vào bên trong. Mà má nói đúng thiệt, ngồi bàn đầu nên học giỏi quá! Rồi Liểu, Mai, Thắm, Hạnh, Kem, Uyên, Ngâm, Tuyết…toàn là kiều nữ. Bạn trai thì có nhiều quái nhân đất Lách : đầu tiên phải điểm danh là Đặng Văn Thanh tài nhân. Năm 1973, khung trời đại học đang rộng mở thì có lệnh nhập ngũ. Vào Trung tâm IV, không biết anh điên thiệt hay giả mà cứ đòi làm việc với Nguyễn Văn Thiệu, đòi riết quân cảnh phải tin là anh điên, ký giấy cho anh về nhà. Về nhà, ở không làm gì? Lấy từ điển Anh Việt ra đọc chơi ( như Phạm Công Thiện ), mấy năm trung học, học sinh ngữ chánh là Pháp văn, nên mất gần một năm anh mới thuộc lòng quyển từ điển của Lê Bá Kông. Lúc nầy, khoảng cuối 74, anh có nói với tui, anh muốn đi châu Âu, châu Mỹ hoằng dương chánh đạo độ nhơn sanh. Nhưng rồi thời thế không cho phép. Sang năm 76, anh thi vào đại học Sư phạm Cần Thơ, Anh văn, khóa 1 sau giải phóng. Năm 1980 -1981, ra trường về dạy ở Chợ Lách. Dạy được mấy năm, thấy bó buộc và mất thì giờ quá, anh nghỉ dạy.

Nhân vật số 2 phải kể đến là Nguyễn Quyết Chiến kỳ nhân, kỳ nhân ở đây ngoài nghĩa thông thường còn thêm nghĩa…người đánh cờ rất giỏi (cờ tướng ). Anh kể mấy năm đi học cải tạo, gia đình khỏi thăm nuôi, học phí mấy ông sĩ quan cải tạo, đóng cho anh để học đánh cờ, anh xài không hết!  Hồi học chung ở Chợ Lách, không biết anh đọc Vang Bóng Một Thời lúc nào, mà vô lớp cứ bắt tôi quánh cờ theo trí nhớ với anh. Khổ cho tôi, bàn cờ chình ình trước mặt đi còn chưa sạch nước cản!

Và còn Nguyễn Hữu Long, Chu Văn Long, Trần Thành Long, Trần Quang Thạt, Đào Văn Lộc, Đoàn Long Phi, Nguyễn Ngọc Diệp, Phan Thành Kiệt…Đặc biệt có một đôi từ bạn học rồi thành bạn đời là Phạm Văn Thành và Lê Thị Huyên, không biết trong lớp anh chị đá lông nheo cách nào mà mấy thằng nhỏ tụi tui chớ hề hay biết. Thế mới biết, trong mắt con trai Tứ B ngày đó, không có cô gái Tứ nào khác lọt vào. Không tin, hỏi thử anh Mười Diệp coi. Sau nầy thì khác nghen.

Một nhân vật không thể nào quên là Phạm Ngọc Thanh. Nhà anh ở Định Bình, gần cầu chữ Y. Không biết tại vì anh có nét phiêu bồng lãng tử, rồi gia đình gọi thêm tên Phiêu hay là vì anh tên Phiêu mà nhìn anh rất lãng tử phiêu bồng. Dầu sao thì cái sự phiêu bồng cũng vận vào con người anh. Ba mươi năm trước, anh phiêu một phát để bây giờ được bồng bềnh trên nước Mỹ, thiên đàng nơi hạ giới. Sướng chưa!
Kỳ nầy anh về nước, có cuộc nhậu với Ngọc Vinh. Qua Ngọc Vinh, anh điện kêu DT về trình diện gấp, và sắp xếp cho anh gặp mặt bạn bè Tứ B. Anh nhắc tới tất cả các bạn. Nói thiệt, DT muốn dọt về liền gặp lại bạn xưa. Nhưng ngày 19/3 dl tới, DT cũng có chuyện phải về Vĩnh Bình. Sau khi bàn bạc với anh, anh thống nhất, ngày 19 /3 dl tới, mời các bạn Tứ B, và các bạn Tứ A, Tứ C, các bạn trên trang nhà sắp xếp đến Vĩnh Bình, gặp nhau vui.

Số điện thoại của DT là 0988 603 753. Các bạn điện cho DT nghen.

Bài viết nầy có thiếu sót là chưa nhắc những kỷ niệm với quý thầy cô. Những kỷ niệm đó xin viết đầy đủ hơn ở dịp khác. Bạn nào có liên lạc được thầy cô nào, xin cho DT chuyển lời kính mời.

Rất mong sớm nhận được tin của các bạn.
Rất thân, DT.

 

5 bình luận

  1. Cô Cánh thì có rất nhiều người biết Phương  nè, thế con là gì của chị Cánh vây? Nhà cô ở gần nhà chị Cánh ngoài Thới Lộc đây

  2. Oh tuyệt, con nghĩ là các cô chú biết cô ấy, vì hồi xưa cổ cũng học, đi làm same các cô chú mà .Con là cháu ruột của cô ấy ạ, lúc học ở Chợ lách A con cũng ở nhà cô ấy suốt 3 năm, giờ con đi làm ở SG rồi

  3. Hơn 40 năm, mỗi đứa một phương, đứa nào có diễm phúc được ở nơi chôn nhau cắt rún,có những đứa không biết vì đâu phải trôi dạt tha phương, sống lăn lộn nơi quê người xứ lạ với bao chìm nỗi xót xa,vậy mà DT vẫn hiên ngang như thuở nào, nhớ tên họ, dáng đi, chỗ ngồi, chỗ ở, sở thích…của từng đứa bạn. Các bạn cũng như chị rất nể phục DT.

    Nhắc chuyện học, chị xấu hổ lắm! nhờ ai cho chị chép toán chị mới mang tiếng học giõi, cái vụ Má dặn luôn tự tin ngồi đầu bàn nhứt là có thật, và cho đến bây giờ vẫn tự tin:” chưa chắc thằng nầy sợ thằng nào”. lúc học tại chức, khi đi họp…chị cũng vậy, tệ lắm thì ngồi bàn nhì, cũng làm lớp trưởng, phó, ghê chưa!? mà ngộ thiệt!

    Cảm ơn chân tình DT dành cho các bạn cùng chị !

    1. Hôm gặp nhau ở Chợ Lách, chủ tịch Hạnh Dược Đường có trách DT bữa chụp hình ( hình trong bài ), DT không nhớ ra chủ tịch. Người lãnh đạo đúng là luôn luôn nhạy bén. Hôm đó DT có ngờ ngợ thiệt, nhưng phải là không nhớ mà ngờ ngợ vì người mình gặp lúc trước đâu có đẹp dữ vậy. Nhân đây xin được thanh minh, giải bày. DT,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
Vừa đặt tách cà phê xuống bàn thì tiếng chuông tin nhắn của chiếc điện thoại vang lên , thoáng nhìn qua...
Xem tiếp...
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
Năm 1969, nhà xuất bản Ca Dao của Hoài Khanh in cuốn Đi Vào Cõi Thơ của Bùi Giáng. Ngoài những nhà thơ...
Xem tiếp...
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Ngày 26/3, Lớp Lão niên đã họp mặt lần 6  tại quán Hiếu Nhân, thị trấn Chợ lách. Về dự có 13 CHS, đặc...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
h1b
MỘT MÙA DOLTA BÌNH AN
Tết Sene Dolta năm nay của người Khmer vùng Bảy Núi diễn ra trong 3 ngày, từ 1 đến 3/10/2024, 29/8 đến...
H1
SƯU TẦM VÉ SỐ CŨNG CÔNG PHU
Mua vé số sưu tầm thì về phân loại theo chủ đề: vé số Đông Dương, kiến thiết Quốc gia, vé sau 1975, chủ...
1727824568052blob
Chữ "Ả"
Ả vốn là từ A 婀(妸) trong “Chữ Nho… Dễ Học” được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm...
unnamed
Tô Bún Nước Lèo 
Cao Miên là Cam Bốt (từ tiếng Pháp Cambodge). Tiếng Hán, Cao Miên chỉ nước và sắc tộc Khmer. Phụ nữ Miên...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 19
Lượt truy cập: