Tỉnh Lai Châu chuẩn bị kỷ niệm 105 năm thành lập vào cuối tháng 3 năm 2014. Lai Châu nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, có 273 km đường biên giới với Trung Quốc với cửa khẩu Ma Lù Thàng, cách Hà Nội 450km, cách Sapa 70km. Năm 2003, Lai Châu tách thành tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên.
Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống ( Thái, Mông, Kinh, Dao, Hà Nhì, Giáy, Khơ Mú… ), là tỉnh có độ cao thứ hai tại Việt Nam, sau Đà Lạt. Xưa Lai Châu đặt dưới quyền điều hành của các tù trưởng người Thái, di tích còn sót lại là một phần phế tích của khu dinh thự vua Đèo Văn Long, nhưng sau khi thủy điện Sơn La hoạt động, khu di tích này đều nằm dưới thủy cung của hồ nước Sơn La.
Lai Châu vẫn còn một di tích đáng quý của vua Lê Thái Tổ, đó là bia Lê Lợi, khắc trên vách đá bờ Bắc sông Đà ( 1432), sau khi vua dẹp tan được cuộc nổi loạn của thủ lĩnh Đèo Cát Hãn, người Thái, đã hợp tác với quân Minh. Bia là bút tích của vua Lê Lợi, nhằm răn đe những kẻ phản bội tổ quốc, khẳng định chủ quyền của dân tộc ta. Đền vua Lê được xây dựng và khánh thành năm 2010 trên một ngọn đồi phía Bắc trung tâm tỉnh.
Sau sự tàn phá nặng nề của cuộc chiến tranh biên giới 1979, Lai Châu đã khôi phục, phát triển và được nâng cấp từ thị xã lên thành phố Lai Châu vào tháng 3/2014.
Tin ảnh Tú Yên
H1 Bia Lê lợi
h2 bác Hồ với nhân dân Lai Châu
h3 di tích còn sót dinh vua Thái – Đèo Văn Long
h NSND Đạo diễn Ưng Duy Thuận- Nhà văn Nguyễn Khắc Phục – nhà thiết kế Nguyễn Khắc Minh
h5
Mình nghĩ , bia và bút tích của Vua Lê Lợi đáng lẻ phải được trùng tu và giứ gìn trang nghiêm , chứ sao nhìn hoang tàn xơ xác quá , và còn một thắc mắc nứa e muốn hỏi Thầy , nhà văn Nguyễn Khắc Phục có bà con họ hàng gì với Thầy không vậy Thầy ơi, Thầy Nguyễn Khắc Minh ?