Trung Học Chợ Lách

Nổi khổ của người Việt trên đất Mỹ

Ngày đăng: 15/01/2014, 6:31 sáng, ý kiến phản hồi (5)

Từ trước đến nay, bà con trong nước thấy Việt kiều về nước có tiền chơi sang, cứ nghĩ là người thân ta kiếm tiền dễ lắm và có “nhiệm vụ” phải giúp đở ta – người khó khăn trong nước. Thế nhưng, đọc lời tâm sự của Huỳnh Tâm Hoài, chúng ta mới thương cho người Việt ở nước ngoài. Hãy thông cảm cho họ vì việc kiếm tiền cũng khó khăn, còn pha chút tủi hờn. Đây là thư gửi cho anh Phong Tâm, có nhiều thông tin xin được trích ra gủi anh chị em đọc ( HM)

Nói cho cùng, có những người sống cô lập ít giao tiếp với những người xung quanh chắc tình người trong họ cũng không bị mất, có chăng vì hoàn cảnh nào đó tạo nên chăng?(PT)

Thưa anh Phong Tâm,

Nhận  xét trên đây của tôi là một tổng thể cái nhìn trong cách sống ở xứ ngoài nầy…Tốt-Xấu lẩn lộn….Thật ra tôi không nói là người sống ở hải ngoại mất đi tình người.Họ có đó…nhưng trong cuộc sống tất bậc, hoàn cảnh xã hội thực dụng nên mọi thứ đều đi theo cái cách sống nhanh và đôi lúc khép lại chứ không cỡi mở như ở trong nước. Anh hàng xóm cùng là người Việt nhưng chỉ có thời gian thấy nhau với cái gật đầu chào…,không có thời giờ nói với nhau nhiều vì phải bươn bả đi kiếm sống…

Tôi không được may như Nguyễn Tuyết vì bước đầu đến Mỹ, tôi đã nhận công việc cắt cỏ cho một thằng chủ thô tục. Cái hạng của nó nếu còn trong nước, lúc tôi còn đương thời gặp tôi chỉ gật đầu dạ vâng. Nó chèo đò đưa người vượt biển…May mắn leo ghe được qua trước nên lên mặt!

Cái việc thứ 2 đi làm công cho thằng người Hoa lai Việt đối xử tệ bạc, cả cái thằng nhóc người Việt cũng lùa tôi vào cái thùng đông đá lạnh cống thay cho nó để mang từng thùng thịt đông đá ra trong mùa đông lạnh đang lúc tôi còn chân ướt chân ráo đến Mỹ.

Gặp một gã người Việt bán tiệm tạp hóa. Tôi hỏi tiếng Việt với gã thì gã lắc đầu: No English..nhưng sau vài phút vợ gã ở phía sau gắt gỏng với gã một tràng tiếng Việt thì gả vôi chạy vào trong bỏ tôi đứng với cơn tức cành hong.

Việc  làm hãng Mỹ đầu tiên với lương $6  một giờ (hồi năm 1990)..giờ nghĩ giải lao tôi mon men đến với vài người Việt làm quen.. thì bị họ lờ bỏ đi không  muốn thân thiện…

Mới đi làm, tiếng Anh như cùi bắp bị bọn Phi ăn hiếp..Chỉ được một người Mỹ đen binh vực.

Bị thất nghiệp tôi đi làm công cho một nhà hàng ăn uống Việt Nam. Họ trả lương một tháng 800 USD tiền mặt nhưng làm gần hơn11 giờ một ngày (tính ra chưa tới 4USD / giờ. Việc làm không ngơi tay:Rửa chén, bưng mâm thức ăn, dọn dẹp bàn ghế…hở tay thở mệt vài phút bị chủ ngó lườm….Tôi không thể chịu nổi và bỏ việc. Từ đó tôi thề  là tôi không làm tớ cho người Việt nữa!

Cái ấn tượng đó đi suốt mấy mươi năm không làm tôi quên, mặc dù sau đó tôi có gặp vài người tốt bụng (Trong chừng mực…).

Nguyễn Tuyết qua sau, số người Việt Nam sang đây nhiều, nhất là từ sau năm 1990, có thể nói sự đùm bọc mới nẩy sinh vì những người đi trước cở như tôi  coi ra cũng nhiều, họ dễ thông cãm. Các nhóm đồng hương cùng quê, cùng tỉnh được tổ chức để giúp đở nhau …

Chuyện đời ở xứ ngoài nầy với tôi có nhiều cái không hay, có lẽ tôi xui xẻo, nên riết rồi sự giao lưu của tôi bị tịt ngòi. Tôi xin gởi bài thơ của một tác giả mà tôi không biết tên để các bạn cùng nhìn với tôi.Xin cám ơn Nguyễn Tuyết và các bạn chịu khó đọc lời bày tỏ hơi dài của tôi.

        Thân mến.

      Huỳnh Tâm Hoài

.

BẠN – BÈ thường thấy đi chung

Nhưng BÈ và BẠN chẳng cùng bên nhau

BẠN thì trước cũng như sau

Sang hèn không đổi, nghèo giàu chẳng thay

BẠN, khi ta gặp không may

Góp lòng xoay trở, chung tay đỡ đần

BẠN, khi ta xuống tinh thần

Tận tâm an ủi, ân cần xẻ chia

BẠN, không mốt nọ mai kia

Nghe lời xiểm nịnh mà lìa tình thân

BẠN, trong suốt quãng đường trần

Không lừa phản, chẳng tính phần thiệt hơn

BẠN thì trong mọi nguồn cơn

Buồn vui chung với vui buồn của ta

 

BÈ, thường cùng nhịp hoan ca

Hân hoan vui vẻ với ta tiệc tùng 

Khi ta gặp chuyện khốn cùng

BÈ, nhìn ta lạ như từng chưa quen

BÈ, luôn biến trắng thành đen

BÈ, hay đố kỵ, ghét ghen, nghi ngờ

Khi ta lỡ vận sa cơ

BÈ, không nâng lại phất cờ, đá thêm

BÈ, nào ngần ngại đi đêm

Bán ta bằng cái lưỡi mềm không xương

BÈ, luôn miệng chữ mến thương

Nhưng dao găm lại lụi sườn, đâm lưng

BÈ, tay ảo thuật vô chừng

Và vì chút lợi chẳng ngừng hại ta

BÈ, tâm đầy những quỉ ma

Làm chi còn chỗ Quốc gia, Đồng bào

 

BẠN, ôi nghĩa ấy ngọt ngào

Là DUYÊN là HẠNH chớ nào bỗng nhiên

BẠN ơi, hỡi các BẠN HIỀN !

BẠN là hoa HẠNH hoa DUYÊN, hoa ĐỜI

 

CẢM ƠN TÌNH BẠN TUYỆT VỜI

SÓNG XÔ TÔI XUỐNG, BẠN NGƯỜI NÂNG LÊN

        Khuyết danh

 

5 bình luận

  1. Dương sáu kính! Đọc những lời tâm sự của Dượng rồi liên tưởng tới một cuốn tiểu thuyết của Hê – ming – way khi còn ở Cu – ba con mới giật mình cho cái gọi là mưu sinh nghiệt ngả ở xứ người! Tất nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm để thừa nhận sự thật đau lòng đó, chứng bệnh sĩ diện là một loại bệnh tinh thần mãn tính, nó cũng lây truyền như những căn bệnh khác, vì vậy mà, người thân ở Việt Nam chưa và không thể hình dung được mình đang bòn rút từng giọt mồ hôi của thân nhân mình ở xứ người! Huênh hoang và giả tạo là triệu chứng chung của thứ bệnh hoang tưởng của những kẻ “chờ sung”! Cảm ơn Dượng, đây là một chi tiết rất đắt để bổ xung vào cuốn truyện dài sắp xuất bản của con. Chúc Dì, Dượng và gia đình luôn bình an!

    1. Dạo nầy vẫn còn khá lạnh…Tuy nhiên vẫn ấm hơn các tiểu bang miền Đông vì cơn gió lạnh từ phí Bắc cực tràn xuống gây bão tuyết.Lâu quá không tin từ Dân Thanh…..Anh vào vườn chơi mấy tháng nay vì Chích có giao lưu với bạn của Chích… anh vào xem nhiều đọc bài viết hay…gặp bạn cũ là Hồng Băng và sự thân tình của Lương Minh nên anh cũng vui vẻ góp bài cho trang THCL.Chúc em và gia đình vui trong ngày Tết sắp đến.Luận

  2. Cám ơn Ngọc Vinh…Sống ở đâu cũng có người vầy,người khác…cũng cùng là một thái độ…nhưng ở trong nước mình thấy đau ít.Còn ra ngoài nầy nó đau hơn vì cùng sống lưu lạc với nhau mà sao như vậy…?Tuy nhiên đó là những câu chuyện ban đầu.Sống lâu bên nầy thì mình cũng hiểu do đâu mà có vậy…Rồi thì tỉnh bơ lo kiếm sống với mọi cố gắng mà mình có thể làm được.Ở xứ ngoài nầy mạnh ai nấy hít thở cái riêng tư trong điều kiện chung mà xứ nầy dành cho mọi người, cơ hội đồng điều ai cầu tiến thì đi lên ..mình cũng bước đi như họ hoặc khá hơn họ không chừng…? Cái tên chủ cái của cái nghề cắt cỏ ban đầu khi Dượng đến Mỹ…Rất tình cờ sau nầy đến nhà Dượng…chui xuống gầm nhà , sửa đường ống dẩn nước cho Dượng. Hắn quên Dượng…nhưng Dượng làm sao quên hắn vì cú sốc ban đâu đó!
    Lúc nầy Dượng là người trả công cho hắn…dỉ nhiên khi nhận tiền hắn nói cám ơn.Sự đời là vậy…!
    Đi thực tế ở đâu mà lâu quá không thấy bài của Vinh.Chúc tập truyện của Vinh sẽ thành công tốt.Dượng Sáu.HTH

  3. Dượng sáu kính! mấy tháng nay con bận thực hiện công trình sưu tầm lịch sử về bộ đội Đặc công thủy bộ của tỉnh nên không có thời gian sáng tác. Bây giờ công trình vừa hoàn thành, con sẽ tiếp tục góp mặt trên trang nhà dù hiện tại vẫn chưa có ý tưởng gì mới. Cho con gởi lời thăm sức khỏe gia đình và chúc mừng năm mới!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

uong-nuoc-cam-dung-cach
4 THỨ NƯỚC KHÔNG NÊN UỐNG BUỔI TỐI
Ăn gì uống gì buổi tối để ngủ ngon, giữ cơ thể khỏe mạnh thì đây là mốt cái chủ đề luôn được nhiều người...
Xem tiếp...
h5
BUỔI SÁNG LÀM 5 VIỆC TỐT SỨC KHỎE
Tục ngữ có câu “Một ngày thành công hay thất bại cốt ở buổi sáng”. Sức khỏe của con người...
Xem tiếp...
hinh
ĐÀO VĂN LỘC BẠN TÔI
Tôi với Đào Văn Lộc ( Mười Lộc) vừa là bà con, vừa là bạn học. Bà con cùng một ông cố. Bà nội Mười Lộc...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
h1b
MỘT MÙA DOLTA BÌNH AN
Tết Sene Dolta năm nay của người Khmer vùng Bảy Núi diễn ra trong 3 ngày, từ 1 đến 3/10/2024, 29/8 đến...
H1
SƯU TẦM VÉ SỐ CŨNG CÔNG PHU
Mua vé số sưu tầm thì về phân loại theo chủ đề: vé số Đông Dương, kiến thiết Quốc gia, vé sau 1975, chủ...
1727824568052blob
Chữ "Ả"
Ả vốn là từ A 婀(妸) trong “Chữ Nho… Dễ Học” được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm...
unnamed
Tô Bún Nước Lèo 
Cao Miên là Cam Bốt (từ tiếng Pháp Cambodge). Tiếng Hán, Cao Miên chỉ nước và sắc tộc Khmer. Phụ nữ Miên...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 4
Lượt truy cập: