Trung Học Chợ Lách

TÔI VÍU NGỌN GIÓ LÀNG ĐI LANG THANG…”

Ngày đăng: 21/11/2013, 3:05 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Khi đã qua cái tuổi 50, không ai ngạc nhiên khi một ngày bỗng dưng lòng chợt xốn xang trước dòng sông trong buổi chiều đầy mưa, hay bỗng thấy mình trống rỗng nhẹ tênh giữa ban mai ngọt ngào đổ xuống đồng ruộng đang chín vàng, mà xa kia là bờ ao, xa kia nữa là cây cầu lắc lẻo…

      Tôi đọc thơ Phạm Đức Mạnh và hiểu vì sao anh lại mang nhiều kỷ niệm trong người đến vậy, anh nhớ nhiều thứ, nhớ quê, nhớ nhà, nhớ cầu ao vườn chuối, nhớ mảnh đất K có khát vọng hòa bình của người mẹ Campuchia… Nỗi nhớ anh trải dài từ Nam Định – nơi chôn nhau cắt rún đến thành phố Cần Thơ nổi tiếng gạo trắng nước trong, là vùng đất anh nhận làm quê hương thứ hai. Rồi những cuộc tình hư hư thực thực, mang mang đi vào đời và lắng lại thành những cơn hoài niệm khó quên cũng làm anh chao dao khi nhìn một chiếc lá rơi, khi một mình trong góc khuất với những giọt cà phê chảy chậm.

       Cái nhớ đầu tiên của Phạm Đức Mạnh gởi vào tập thơ “Đong đầy kỷ niệm”(*) là cái nhớ quê nghèo da diết, anh tâm sự: -Tuổi thơ tôi lam lũ gắn liền với những bờ ao, thửa ruộng, con trâu, lớn lên từ kiếp người nông dân, tắm chung vũng trâu đằm, miếng ăn lủng củng sắn, ngô, khoai… chan nước mắt…; Nhiều lúc tôi víu ngọn gió làng đi lang thang, bỏ rơi cơn sầu tủi…; Có những đêm, tôi ngâm mình trong ác mộng để tìm kiếm ước mơ…

      Thật sự thì cái nhớ của tác giả là nỗi nhớ của nhiều người cùng cảnh, cùng tâm trạng, nói như sách là “đồng bệnh tương lân”, khi qua một con đường, có thể người khác nhớ đến một gương mặt tình, người kia nhớ một tiếng guốc gõ trên vỉa hè, người nọ nhớ đến nụ hôn vội vàng trong cơn mưa tối dưới hiên nhà lạ, còn anh thì nhớ “Một thời thơ ấu nhặt đầy tiếng ve…”; nhớ đến cuộc chiến tranh ác liệt:

 

Tuổi thơ tôi ngủ trên làn bom

Chiếc mũ rơm ngăn bầu trời rạn vỡ

Hút tiếng máy bay gầm rú

 

Bom nổ

Cả khoảng trời quê đang xanh

Cháy đen

Tuổi thơ tôi không có mùa thu

Không có trăng rằm phá cỗ

Tôi sống giữa nỗi đau

Trắng đêm không ngủ

Cái chết treo lơ lửng trên đầu…

                      (Tuổi thơ- Tr.12)

 

     Anh nhớ tới mẹ: “Khi con cất tiếng chào đời / Vòng tay mẹ ẳm là trời của con”, hay “Đêm nằm ôm xiết cơn mê/ Tưởng nơi đất mẹ triền đê sông Hồng”.

      Ngổn ngang trong tập thơ là những nỗi nhớ đan chéo nhau như những cọng lạt đan rổ rá, tôi lần theo những cảm xúc của tác giả và nghe lời rủ rê:

 

Khó ngủ- Rủ gió về làng

Đứng sau kỷ niệm nghe làn Chầu Văn

Vách chờ đan tháng, vành năm

Cha ngồi nhịp phách xa xăm kiếp người

 

Cổng trăng đầy tiếng hát trôi

Sông trời réo rắt những lời …í i

 

Đã qua cái thuở xuân thì

Đường quê mộc mạc bước đi chẻ hồn

Sóng đời va đập hoàng hôn

Để khi tóc bạc bồn chồn nhớ quê

Trong mơ lại rủ gió về

Nghe Chầu ai bỏ thuốc mê ngọt ngào?

                        (Rủ gió về làng –Tr.77).

 

          Tôi nghĩ, đã là người viết – bất cứ viết gì – trước nhất là phải có cảm xúc, chính vì thế mà bút lực của Phạm Đức Mạnh mới dồi dào đến vậy, vì trong suốt quãng đời làm báo, anh đã làm không biết bao nhiêu là bài thơ, những bài thơ lưu giữ những khoảnh khắc bất chợt rung động, những câu nói vô tình, những nụ cười vu vơ, những ánh mắt không hò hẹn…

       Trong những lần trò chuyện, anh thường tâm sự: – Tôi chọn nghề báo dấn thân, làm kế mưu sinh, để đong cho mình những kiến thức cần thiết. Sự va đập của nghề có lúc bắt tôi phải trả giá về đời. Và trong sự sàng lọc tốt xấu ấy, thơ mang đến và bù đấp cho tôi sự thanh thản, giúp tôi gạt bỏ những thứ tầm thường…; Có thể xem tập thơ “Đong đầy kỷ niệm này” là một bức tranh, mà trong đó có những gam màu chìm, là những nét vẽ về tuổi thơ, có quê hương, gia đình, đời lính, những kỷ niệm trải trong đời cũng như những khát vọng, ước mơ, sự đồng cảm và chia sẻ với những số phận cùng lăn lộn, cùng va đập qua các ngõ ngách của  đời sống…

       Sau tập thơ “Đừng theo trăng em nhé”, bây giờ là tập thơ “Đong đầy kỷ niệm”, nhìn sấp bản thảo của anh, tôi nghĩ, anh còn sẽ phải in 5 lần như vậy nữa mới hết chỗ thơ ấy. Nhưng biết thế nào được, nhà thơ mà, viết hết tứ này thì tứ khác hiện ra, vừa xong câu nọ thì câu kia xuất hiện, những vần thơ cứ như sóng biển dập vào bờ, dập mãi…

PN Thường Đoan

                                             PN Thường Đoan bên hoa bụp vàng

 

———————————————————–

(*) –Tập thơ “Đong đầy kỷ niệm – NXB Hội Nhà Văn – 2013

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

-Dat-Lai-Lat-Ma
TÂM TƯỞNG
Tâm tư và suy tưởng, đó là cái hiểu thông thường của một số người. Tâm là một đại dương, tưởng là một...
Xem tiếp...
unnamed
Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ
Nhớ năm 1964, khi dự thi môn Văn của bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, tôi đã phải trả lời câu hỏi giáo khoa...
Xem tiếp...
ban-doi-ban-tri-ky-ban
Phiếm về TRI ÂM, TRI KỶ.
Có rất nhiều người thắc mắc và hỏi tôi :”Hiểu và phân biệt như thế nào cho đúng về hai từ TRI ÂM...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

-Dat-Lai-Lat-Ma
TÂM TƯỞNG
Tâm tư và suy tưởng, đó là cái hiểu thông thường của một số người. Tâm là một đại dương, tưởng là một...
h4
VINH BÌNH- NHIỀU HỘI VIÊN CGC NHẬN QUÀ SINH NHẬT
Hội CGC Vĩnh Bình có thông lệ mừng sinh nhật hàng quý vì mỗi quý gặp nhau một lần. Lần này những hội...
h1
VINH BÌNH HOP MẶT MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO
Ngày 17/11, Hội CGC xã Vĩnh Bình đã tổ chức hop mặt mừng ngày Nhà giáo. Có 30 hội viên các nơi về dự,...
h1
THĂM BẠN GIÀ LÊ HỮU HỒNG
Năm ngoái, ngày 20/11 đi Phú Phụng thăm thầy Lê Hữu Hồng, hiệu trưởng trường PTTH Chợ Lách đã về hưu....
images (2)
TIN VUI
Được tin anh Trương Văn Năng, trang trunghoccholach.com sẽ tổ chức lễ vui quy cho ái nữ là Trương Minh...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 6
Lượt truy cập: