Người bạn ở chung kí túc xá Trần Hưng Đạo với tôi vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước vô tình về làm rể xứ Chợ Lách, gần nhà tôi. Dân Bình Dương và ở chợ nên vừa đặt chân tới vùng nước ngọt trù phú như Chợ Lách anh cứ tấm tắc khen lấy khen để. Một năm vài lần anh về quê vợ chơi và biệt phái tôi làm… hướng dân viên du lịch cho anh! Được thôi, gì chứ chơi mà không tốn tiền thì anh chọn tôi là không sai lầm, nhất là chơi trên sông nước miệt vườn. Nhiều lần tôi dẫn anh đi giở chà tôm, đi cào hến, đi mò ốc đắng, đi soi cóc… nhưng “món” anh khoái nhất là đi vợt dơi.
Mỗi năm vào khoảng tháng năm âm lịch, bận gì anh cũng tranh thủ sắp xếp về chơi vài ngày để cùng bọn tôi đi vợt dơi. Thời điểm này chôm chôm và nhãn đang mùa chín rộ và là lúc bọn dơi sen, dơi chó, dơi quạ… lùng sục kiếm ăn ở những mảnh vườn có trái cây chín. Thời trước, khi trái cây ở Chợ Lách chưa được trồng đại trà như bây giờ, lũ dơi hoành hành kinh khủng lắm và nhà vườn đã tìm đủ cách để đuổi dơi nhưng ít có kết quả. Rồi, không biết từ sáng kiến của ai mà người ta bắt đầu biết bắt dơi bằng cách vợt chúng với chiếc vợt tự chế, đơn giản mà hiệu quả vô cùng. “Đồ nghề” để bắt dơi chỉ cần hai cây trúc thẳng, một tấm lưới (loại lưới cá lòng tong) ngang 1m, dài 2m, là được. Kết lưới thật chặt vào hai đoạn trúc là có thể sử dụng cho một mùa bắt dơi đấy hào hứng.
Vợt dơi phải lựa đêm tối trời vì dơi rất nhạy ánh sáng và tuyệt đối giữ im lặng khi đang “hành nghề”! Trong cuộc chơi này, khâu quan trọng nhất là người giả tiếng dơi kêu. Muốn giả cho giống thì người thể hiện nó phải rèn luyện công phu mới đạt tới tiêu chuẩn cần thiết để “dụ” được đàn dơi. Tiếng dơi phải phải dồn dập, nức nở như kêu cứu, như sắp chết tới nơi để đàn dơi “tưởng” một con đang mắc nạn mà bay tới “cứu” đồng loại của mình!
Lần đầu tiên tôi dẫn anh bạn ở Bình Dương đi vợt dơi, anh lo lắng vì đêm vùng quê đen kịt (bởi chúng tôi phải lựa những đêm không trăng hoặc những lúc trời chuyển mưa để… “tác nghiệp”!) và vì phải len lách trong những khu vườn rậm rạp mà không được bật đèn pin cũng như hút thuốc. Đêm, nhất là đêm ở những khu vườn vắng luôn tiềm ẩn một sự đe dọa mơ hồ nào đó từ những cơn gió lửng thửng qua người, từ tiếng côn trùng rả rít, từ tiếng cú âm vọng xa xa hay những ngôi mộ hoang nhiều giai thoại. Nhưng, có một sự mời gọi níu kéo khác lấn áp nỗi sợ hãi vốn là bản năng con người, đó là miếng thịt dơi khìa vàng ươm, béo ngậy; miếng dơi luộc trắng tươi thơm lừng hay miếng dơi chiên phưng phứt mùi sả ướp. Chỉ nghĩ đã thèm, đã muốn nâng ly dưới bàn bạc trời đêm châu thổ để tha hồ buồn vui cùng thế sự mà không sợ người đời dòm ngó.
Địa điểm để vợt dơi phải được chọn bởi những người có kinh nghiệm, vì nếu không thì có ngồi trắng đêm thì cũng… ngáp ruồi! Nơi được chọn thường là khoảng trống giữa hai mảnh vườn (người trong nghề gọi là “luồng”) hoặc dọc những con đường mòn mà hai bên là vườn nhãn chín. Khi đã định vị, người cầm vợt (phải có đôi tay khỏe và chắt vì phải giữ tư thế căng vợt khá lâu và ít dao động). Lúc này, người giả tiếng dơi kêu bắt đầu phần việc của mình. Anh ta sẽ đút ngón tay cái và tay trỏ vào môi lấy hơi nút một cách điệu nghệ. Âm thanh phát ra từ miệng anh ta được điều chỉnh sao cho càng lúc càng giống tiếng dơi kêu rồi bắt đầu nức nở, thảm thiết. Anh bạn ở Bình Dương cực kỳ ngạc nhiên về năng khiếu này của người thể hiện khi lần đầu tiên được nghe và anh so sánh anh này với một nghệ sỹ nháy giọng bật thầy của Việt Nam. Đợi chừng 15 phút thì âm thanh ảo kia sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Từng con dơi mang trong mình “tinh thần đoàn kết” từ từ lâm nạn bởi chiếc lưới bén của đám người tiến hóa bậc cao nhiều thủ đoạn! Kết thúc một đêm vợt dơi bao giờ tôi cũng mang tâm trạng buồn buồn ra về nhưng không dám lòi ra trước sự hứng khởi của đám bạn và vì sợ bạn cười sự “vô lý” của mình. Sau này, có người còn đề nghị thu âm tiếng dơi kêu như người ta thu âm tiếng cu, tiếng quốc rồi phát ra loa để gài bẫy. Họ đã thử nhưng không thành công vì dơi nhạy cảm hơn những động vật khác nhiều. Vã lại, điều chỉnh cho âm thanh nghẹn ngào, thảm thiết của kẻ mắc nạn để đánh lừa được giác quan của loài dơi thì không máy móc nào thể hiện khéo léo bằng con người.
Vợt dơi ngoài việc bảo vệ trái cây cho nhà vườn nó còn là một thú tiêu khiển mang chút lãng mạn của người thích khám phá, thích thử thách sự chịu đựng của mình vì có khi nằm im lặng chờ đợi suốt mấy tiếng đồng hồ trong đêm vắng chỉ để “thưởng thức” tiếng muỗi vo ve bên tai, tiếng chó sủa hoang, tiếng vạc sành não nuột hay chỉ là bản trầm ca của đám ễnh ương gọi mùa. Có khi, đó cũng là chút thời gian hiếm hoi để lắng đọng, để nghĩ đến một điều gì đó trong sáng, hối cải (và có cả vị tha) của kẻ có quá nhiều tục lụy ở cõi người “bao la sầu” này!
Như đã giới thiệu, dơi dễ chế biến, dễ ăn và nhất là dễ làm món… nhậu! Bạn bè xa tới chơi ở lại một hai ngày thì nhất định phải cho thưởng thức cái “món” vợt dơi một lần cho biết. Sau sự lãng mạn của cái thú tiêu khiển miệt vườn ấy thì ngồi nhấm nháp miếng thịt dơi ngọt ngây cùng chút rượu đế trên chiếc bàn con bên dòng sông đầy gió trong đêm thanh tịnh để rỉ rả về tình đời, tình người thì có gì bằng? Bây giờ mùa nào trong năm ở Chợ Lách cũng có nhãn chín vì vậy mà đi vợt dơi lúc nào cũng được. Bạn có thèm miếng thịt dơi khìa vàng ươm, béo ngậy; miếng dơi luộc trắng tươi thơm lừng hay miếng dơi chiên phưng phức mùi sả ướp rồi nâng ly dưới bàn bạc trời đêm vùng châu thổ? Mời!
Bút ký của Ngọc Vinh
thịt dơi khìa vàng ươm
Ngoc Vinh oi !! Nhin thay mau doi khia vang uom hap Dan thiet nhug noi d’en doi Di thu Nghi chac kho nuot troi Vinh nhi !!!
Vinh ơi,
Dơi ko có nhiều, 1 dĩa nhậu có ko? Trả lời a biết nhe……Thân
Anh Phước mến, dơi nhiều không có chứ một dĩa thì sẵn sàng! chừng nào về VN, gọi em, sẽ đãy anh một bữa ngon lành!
Gửi dượng Tám Huỳnh Tâm Hoài Đêm ngàn thức dậy bóng chim Nửa kia ồn ã nửa im lặng chờ Một trời mấy kiếp bơ vơ Phận tình thì cạn phận thơ lại mòn Tìm ai tắm gội phần buồn Để cho thân xác sạch hơn bụi người Gió mang đến tiếng ầu ơi Ru vào nhân thế ngàn lời yêu thương Ai đi hết mọi con đường Chôn thân một chỗ ta nhường bước em Nhìn cho thấu cái trời êm Nhìn cho thấu cái khát thèm trầm luân Lửng lơ là cái lưng chừng Lẳng lơ là cái ngập ngừng thịt da Trăng cười lá thấp bay xa Thắp hoa cho cái tuổi già ngàn năm Lũ chim đối thoại đêm rằm Sống chết lẽ phải trêm mâm rượu gầy Tìm đâu ra bạn và bầy Tìm đâu ra được dấu giày chân hoang…
Ngoc Vinh oi Di thu mung , khi me con nho ra Di , va Di cung nho con mot chuyen con lay giup Di so dien Thoai cua Di tu Cua ça 2 so dd va so ban Luon Vinh nhe Nghe Banh xeo hen Di them roi Day !! Sao bai tho nao cung mang mot noi buon !! Doc mai van thay long nao nao buon !!!
Ngọc Vinh …
Có phải Ngọc Vinh lớp 10 C1 không ?(Nhà ở Vĩnh Bình gần gần xóm với tụi (thằng) Thới ông Chín Tạo, Tấn (Ngọc Châu) 10 A1 không vậy?
Nếu đúng thì trả lời nhé, Minh Tâm 10P – lớp của (thằng) Nhựt thầy Khỏe nè…
Minh Tâm mến! Dễ gì mình quên đươc hoa khôi lớp P, lúc đó có nhiều người ngẫn ngơ chứ đâu phải riêng thằng Nhựt? Mình còn biết Minh Tâm đang ở CĐSP, chung với thầy Kỳ (Dương Sinh) và thầy Sang (Nguyễn Thảo Nguyên) nhưng không dám nhận là bạn vì… sợ không cầm lòng được! Hôm Ngày thơ Việt Nam mình có dự ở trường CĐSP, chơi tới khuya mới về. Bây giờ Vinh ra sao hả? Một “ông lão” quê mùa, ốm tong, ốm teo vì thiếu… vợ! Nói vui thôi, dip nào Về Chợ Lách mình liên lạc (ĐT: 0987695775). Chúc bạn cùng gia đình sức khỏe và hạnh phúc! (Ngọc Vinh)
@ Kính gửi dì Thu, điện thoại của dì Tư Của là:
Bàn: 0753872715
Di động: 0972251294
Chúc dì Thu khỏe!
Thiệt tình cái Ông nhà văn !
Nhắn tin mà cũng văn hoa quá trời luôn, đọc tin nhắn là đoán ra ông nhà văn gửi sms liền hihihi …
Mình mới nói chuyện với nhà thơ Hàm Luông (Thầy Lượng) hihihihi… vui quá Vinh hả …
Hôm qua mình dự Hội thảo về du lịch của Chợ Lách – lúc Vinh gửi tin nhắn đó, mà sao “thần giao cách cảm” hay sao vậy, lúc đó Nhựt cũng gọi và tối mình gặp Ri nữa đó.
(Thằng) Y hẹn với mình là sau Lễ hội tụi mình họp nhóm lại “nhậu” một bữa tưng bừng như hồi lớp 10 luôn nhé …
Hè này về đi lên nhà Vinh chơi đó, Y đang lên lịch đi nhậu vòng vòng …
Minh Tâm thân mến , biết đuợc thêm ” Chủ nhân của quầy rượu” còn là đồng nghiệp của Thầy Lượng , nhưng chắc không là đồng môn rồi … Thôi thì dù sao mình cũng là đồng hương Chợ Lách !!! Hân hạnh và thật vui xin làm phiền Minh Tâm giới thiệu về nhà thơ Hàm Luông trên Trunghoccholach , hay là mời “nhà thơ Thầy ” tham gia vào được chứ … Nói với Thầy rằng trên trang nhà THCL đang chào đón và còn có học trò cũ xưa thiệt là xưa gửi thăm nữa nhé ! Cảm ơn Minh Tâm và rất mong tin .
Mới biết thêm nhân vật học trò quan trọng nay lại làm công tác Văn hoá của Chợ Lách ? Bây giờ tuổi trẻ năng động , tài quá ! Cách nay không lâu , tình cờ gặp Hoàng Y trong một đám cưới ở Phụng Châu , Y chạy lại dồn dập chào , hỏi thăm rối rít , mình ngạc nhiên và vui quá vì tình nghĩa thầy trò sau hơn 25 năm rồi mới gặp lại … Mai mốt ngồi ” nhậu” Minh Tâm nhớ nhắc Hoàng Y phải hết tình và hết tiền với bè bạn bửa đó mới được …