Trung Học Chợ Lách

Vui thú miệt vườn (Kỳ 2)

Ngày đăng: 20/05/2013, 6:39 sáng, ý kiến phản hồi (8)

    Thưở ấy….Khi cơn gió chướng thổi… đem cái lành lạnh, hiu hiu về miệt vườn. Sáng sớm sương phủ trùm một vùng trời cây trái với những giọt óng ánh trên tàu lá dừa. Cây cóc gần đó như trụi lá còn trơ những trái cóc xanh bóng. Cây mận hồng đào xà nhánh với chùm trái đỏ ao. Cây cam, cây quit, cây xoài, chôm chôm cũng oằn trái trên từng nhánh. Dòng sông trong veo gờn gợn cơn sóng nhỏ, dề lục bình tấp lại bên dòng nơi đám chà ven sông cũng bắt đầu nở hoa tim tím. Khung vuờn bây giờ tất cả mọi thứ cây đã đơm hoa kết trái vào mùa. Cây mai già trước sân nhà mà cậu lảy lá mấy hôm trước đã đơm đầy nụ vàng…Mấy giàn vĩ bánh phồng, bánh tráng đặt trên các giàn giá trở mình khô chờ các chị vợ tôi xấp vào giá treo trong nhà…Tất cả sẳn sàng cho ngày Tết…ngày Xuân vui chơi hạnh phúc.

    

                  Dân miệt vườn sống thoải mái : Ăn nhậu, đờn ca hát xướng trong các ngày Tết, các vụ lể lộc, gả cưới rất ròn rả. Mỗi lần về đây là tôi say nhừ với những ly rượu đế sủi bọt, có khi phải giả say để các chú, các anh hoặc các cháu khỏi nài ép. Xung quanh là cây nhà lá vườn, ao cá, mương cá. Khoảng sân- liếp vườn… gà vịt đầy đàn chạy dọc chạy ngang sợ gì mà thiếu mồi. Các chị vợ tôi rất tài giỏi, gà mới kêu oan quắc đó thì có món xào, món luột từ đồ lòng gà vịt cộng với dỉa rau thơm, một xị đế, mấy chung nhỏ…Tôi thích nhất là món gà làm gỏi với cây chuối hột con….Tất cả…! Nâng ly-Uống cái ực cạn ly… Gấp mồi …Khà khà mấy cái…Đã quá chừng…! Đêm đến thì bên chiếu các ông bài cào, xì dách, bên chiếu các bà đánh tứ sắc. Ngoài bàn thì các người ăn nhậu chưa chịu thôi còn nâng ly, có vị nào đó ngà ngà say lớn tiếng cười reo. Đêm qua nhanh…Đêm cạn tình cạn nghĩa bà con lối xóm. Đêm miệt vườn với cơn ngủ ngầy ngật hơi men. Miệt vườn không vội vả như miệt chợ bon chen. Miệt vườn gần nhau thân tình chia xớt. Miệt vườn mời giổ đám thì mọi người xách theo một hoặc hai chai đế. Miệt vườn uống rượu xã láng tình thâm. Miệt vườn với ánh đuốc lá dừa quật quờ đi trên đường đất, leo qua cầu cây, đôi khi vì chếch choáng hơi men đã rớt ùm xuống xẻo rạch lò mò bò lên, có khi xỉn quá leo lên bờ không nổi cứ nằm loi ngoi dưới nước chờ bà con nhà gần đó kéo lên. Miệt vười ngoài vàm kinh những chiếc thuyền câu lúc lắc với chiếc đèn chông mờ mờ đớm nhỏ…Miệt vườn đêm ngủ chập chờn nghe máy đuôi tôm chạy phành phạch ngang nhà. Miệt vườn nghe bình bịt những trái xoài chín bị dơi ăn rớt trước sân. Tôi có một thời gian sống thuở ấy như vậy ở vùng quê miệt vườn Chợ Lách.

      Miệt vườn bây giờ đang lấn cấn vì miếng ăn bởi hoàn cảnh mới. Với hoàn cảnh khó khăn đó, vợ tôi mới sinh thêm đứa con gái được vài tháng lại phải ra ngoài chợ chồm hỗm ở vàm kinh để bán bánh mì thịt. Từ thời con gái cho tới đì làm công chức ở bệnh viện rồi lấy tôi làm chồng, vợ tôi chưa bao giờ vất vả với miếng ăn như hôm nay.Vợ tôi phải thức sớm lo xếp đặt công việc, cho con bú no để ra chợ và trở về lúc khoảng gần trưa với một mớ thịt cá nhỏ nhoi cho buổi ăn trong ngày. Chợ ở đây nhóm chỉ lưa thưa và tan rất sớm.Tôi ở nhà nằm võng ru giử đứa con nhỏ:

Gió mùa thu ba ru con ngủ

Má chưa về con bú ngón tay

Dỗ con ba hát thật dài

Câu thơ dạ cỗ thật mùi hoài lang*

“Từ… là từ… phu tướng…sắc phong… sắc phong lên đàn

Vào ra ngóng trông tin chàng…năm canh mơ màng…Vì đâu yến nhạn lìa đôi… í…a…í…a.”

 

      Thời gian sau đó, tôi và anh vợ tôi cũng bắt đầu đi buôn với những chuyến ghe lên Vỉnh Long bán trái cây đổi gạo về, có lúc xa hơn nửa… chở trái cây lên Sài Gòn.Tôi bắt đầu với đời sống thương hồ.Những đêm nằm dưới ghe nghe sóng vỗ mạn thuyền lách tách, nghe sương giá trùm người, nghe tiếng máy đuôi tôm xoành xạch đẩy con thuyền đi trên dòng sông bao la nước cuộn. “Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ”. Tôi ngồi trước mủi ghe nhìn Sài Gòn từ phía ngoài sông đỗ vào bến Chương Dương.

 

     Chợ Mỹ Tho nhìn từ sông

  Cuộc đời có những điều không ước muốn mà đến. Sự chìm nổi cuộc đời chẵng hẹn mà bị cuốn vào…Cuộc đời thương hồ lại gảy khúc vì chánh sách “Tự sản, Tự tiêu” càng thắt chặc.Tôi lại sống với những ngày kế tiếp khó khăn với miệt vườn…cho đến khi rời bước khỏi quê hương. Miệt vườn từ đó ở trong hồn tôi, ký ức tôi một thuở tạm dung nhiều kỷ niệm buồn vui.

       Sau nầy vợ chồng tôi có dịp trở lại quê thăm gia đình các anh chị và bà con xóm vàm kinh thì đời sống ở đây bây giờ tốt hơn. Các cây cầu bắt qua các mương đã được nối liền. Con đường từ bờ dừa Xã Vĩnh Bình chạy vô tới vàm kinh được đúc bằng xi măng, xe honđa có thể chạy suốt từ ngoài vào bên trong và trãi rộng khắp các nơi. Nhà cửa mới xây thêm nhiều. Khu chợ vàm kinh không còn nửa vì người dân có thề chạy rất nhanh bằng xe Honđa ra Chợ Lách để mua thực phẫm. Xóm vàm kinh và các vùng phụ cận đều có điện sáng choang. Nhà nào cũng có TV. Nhìn bà con chòm xóm sinh động hơn. Tôi thầm nghĩ xóm miệt vườn đang hồi phục và phát triển. Thời gian qua mau quá. Mới đó mà đã gần bốn mươi năm…!

      Căn nhà gổ ba gian với mái ngói âm dương của cậu má bây giờ được anh vợ thứ năm của tôi ở xây sửa lại bằng gạch với mái tôn chống nhiệt. Đứng trước sân ngoài tôi nhìn bao quát. Căn nhà lá của vợ chồng tôi ngày xưa không còn nửa và thế vào đó là những cây nhản và những chậu cây kiểng. Tôi hồi nhớ lại một thời qua. Bóng dáng cậu má tôi như còn quanh quất đâu đây…Không…! cậu má đã không còn nửa.! Hai ngôi mộ phía sau nhà nằm im lắng. Hồn tôi mơ tưởng, nước mắt tôi tự trào. Tôi nhớ dáng má đi sang nhà tôi thăm hủ gạo, tôi nhớ tiếng ho húng hắng của cậu, tôi nghe như còn âm vang tiếng cậu tôi nói: Tình trạng nầy sẽ tạm thôi con…rồi sẽ qua. Tình trạng xã hôi cũ một thời gian khó nhọc đi qua. Bây giờ cậu má không còn nửa.! Nước mắt chảy bao nhiêu cho đủ nỗi nhớ nhung nầy.

     Cuộc đời vợ chồng tôi đã đi qua một con đường dài nhiều gian khó…Bước đầu nơi xứ người với hai bàn tay trắng. Chúng tôi phải chấp nhận đi làm mọi việc để lo cho con cái ăn học và ổn định cơ ngơi gia đình. Rồi mọi chuyện cũng đi qua. Bây giờ thì đời sống vợ chồng bình lặng cùng đám con cháu học hành thành đạt nơi xứ người. Dù sống an cư nơi xứ lạ nhưng tâm hồn tôi vẫn luôn hoài nhớ quê hương;

Biến dịch cuộc đời thoáng chốc qua

Tựu, tán đẩy đưa cõi ta bà

Vô thường một cõi đời dong rủi

Mấy nẻo phù vân một kiếp ta

      Huỳnh Tâm Hoài

*Bản “Dạ Cỗ Hoài Lang” bài vọng cỗ đầu tiên do ông Cao Văn Lầu người Bạc Liêu sáng tác.

 

                                                                                                                                      

 

 

                                                            

                                                                               

 

 

 

 

 

8 bình luận

    1. Cám ơn Ngọc Thu.Bây giờ đầu bạc,răng long rồi Thu ơi.! Cái bóng xế đã tới với đời vợ chồng chúng tôi rồi…Ráng đi với nhau cho cuối cuộc đời còn lại….cũng còn chẵng bao xa đâu Thu.Thân mến.Luận

  1.  

    Đây là bài thơ con làm khi dự trại.sáng tác Văn học ở Nha Trang khi ngồi đối diện với biển nè dượng.(Phù hợp với tâm trạng của những người xa xứ)

     

     

    Nắng đi ngược sóng về đâu?

    Ta lang thang với nỗi đau một mình.

    Nắng rồi có lúc hồi sinh.

    Còn ta chỉ có bình minh một lần!

    Nắng đi ngược gió phong trần.

    Còn ta với những nợ nần phù du.

    Còn ta với cõi thiên thu.

    Còn ta nặng với sóng ru biển chiều…

     

    Chúc dì dượng vui khỏe và thành đạt!

     

  2. Thế là Vinh đã nhận dạng được…gia đình Vinh và đình bên vợ tôi có giao tình rất thân  tình nên gọi tôi và vợ tôi là dì dượng tiếng xưng hô nghe ấm áp lắm…Bài thơ hay quá Vinh. Tôi đọc …mà nghe lòng ngùi ngùi buồn…nó gần như cuộc đời của tôi…của ai đó trong dòng đời phù du nầy.Tôi xin hòa lòng với bài thơ viết cũng khá lâu:

    Hỏi con thoi thời gian

    Hỏi con thoi cứ dần đưa

    Cõi trăm năm cũ vẫn chưa ngơi dòng

    Thời gian thay đổi bao lần

    Bể dâu cũng chỉ có ngần ấy thôi

    Tịnh yên chỉ một cõi đời

    Mà bao nghiệt ngã xô người biển khơi

    Mỗi dòng sông mỗi khúc nôi

    Đổ ra biển rộng một đời phù du

    Nhân duyên: giao, nhận…. sa mù

    Tiền tiền kiếp kiếp giả như mây trời

    Tâm ta khoấy động rối bời

    Biết đâu là điễm khởi đời thế gian

    Tiếng cười gần tiếng khóc vang

    Con thoi thì cứ vội vàng đẩy đưa

    Mỗi năm trời đất giao thoa

    Hỏi con thoi …chở tuổi thơ đâu rồi?

  3. Gui anh Luận !!! Em ngưỡng mo Anh , qua loi ban em , anh la người chong (ly tuong ) voi Chich nha .  Voi em mo ước co được mot người cung chung ganh voi vợ , chuyen con cai , chuyen gia dinh , em thi khg the nao co được , bởi < mot dong song > va mừng cho ban em , Đừng < nở mủi > nghe ong anh rể !!!!!!!

    1. Ngọc Thu ơi! Bạn Ngọc Thu là ai zdậy cà?Ai mà biết tôi sợ vợ zdậy cà….Chắc nàng vợ của Mười L…?

      Lý tưởng gì đâu…chẵng qua là sợ vợ đó mà. Hỏng tin hỏi Chích thì biết…Người ta có câu:

      Sợ vợ êm ấm gia đình

      Để bả lôi đình thì ngủ chèo queo

      Cơm canh lạt quẻ lạt phèo

      Đi ra chù ụ…bước vào mặt to

      Sợ vợ mình phải đắng đo

      Ý bà mà muốn mình xò…tuân theo

      Đó các bạn liền ông Chợ Lách nên lấy tôi làm điển hình nha.  huhuhu….

  4. Dạ, dì dượng và gia đình vẫn khỏe? Dì Sáu thì con nhớ rất rõ còn dượng và mấy em thì con chỉ nhớ lờ mờ trong ký ức. Ở xóm mình không nhiều người biết con sáng tác văn học (của tỉnh) và đó cũng là một “lợi thế” vì nghề của con cần có không gian riêng và sự yên tĩnh. Con đã xuất bản được 7 đầu sách, cả in chung và in riêng rồi dượng. Một “tài sản” nho nhỏ của cuộc đời vốn có nhiều uẫn khúc như con (Dì Sáu hiểu rất rõ hoàn cảnh gia đình con), âu cũng là sự bù đắp công bằng của tạo hóa! Con chúc gia đình mình luôn bình an!

    Con gởi dượng bài thơ đầu tiên con đến với văn chương.

     

    TA CHỜ

    Ta nằm chờ một giấc mơ.

    Bên sông trăng gió, bên bơ vơ, mình.

    Thềm rêu xanh, cỏ nguyên trinh.

    Vắt ngang nỗi nhớ ảnh hình phù du.

    Ta chờ nghe lại tiếng ru.

    Xa xưa hỡi vẫn nghìn thu ngọt ngào!

    Ta chờ, chờ giấc chiêm bao.

    Tuổi thơ lạc câu ca dao mất rồi.

    Ta chờ, chờ đến xa xôi.

    Cánh chim bạt gió nổi trôi tìm về.

    Ta chờ, chờ đến u mê.

    Tàn đêm thức vẫn bốn bề lặng căm.

    Ta chờ, chờ đến trăm năm…

     

    1. Đứng rồi Ngọc Vinh dì Chích kể chuyện về Ngọc Vinh.Tôi ngùi cảm cho số phận hồi còn thơ của cháu …nhưng với sự phấn đấu bản thân của một người cầm bút trẻ như cháu mà nay có 7 đầu sách là một cố gắng đáng khâm phục. Tài sản văn học là vô giá.Những tác phẫm sẽ ở lại với đời nếu là những tác phẫm được viết ra bằng sự rung cãm từ trái tim mà hiện thực đã là mầm khởi động cho ngòi viết ghi lại …môt ngòi bút không bị gò khuôn,ép đặt …chữ nghĩa sẽ hình thành những tác phẫm thật có mình tham dự trong từng khung  mình viết ra.Chúc cháu sáng tác nhiều hơn nửa.Phần dượng thì chỉ viết tài tữ cho vui với mình và bạn bè thôi cháu à.Thân mến.HTH

      Gởi cháu bài thơ làm lúc về quê hồi Tết với dì….HTH

      NGƯỜI VỀ

       

      Người về-người hát cùng cơn gió

      Thổi những lời ngơ ngát phố xưa

      Cát bụi mù… mấy tần cổ độ

      Hồn miên mang vô lượng cơn mưa

      Người về…từ dạt như cơn sóng

      Âm hồn xưa đồng vọng những triều dâng

      Rong rêu thức giấc dòng phủ động

      Nắng nhã phương Đông khởi sắc hồng

      Người về người hát cùng tiếng dế

      Tỉnh giấc đời hèn nơi ngỏ hang

      Bừng vỡ mặt trời cơn khát vọng

      Đánh thức cuộc đời những bại vong

      Người về-người hát lời luân vọng

      Ngó lại một thời xưa bể dâu

      Đếm nhửng cơn buồn… gom bèo dạt

      Uống chén tàn canh khải mạc sầu

      Đưa tay cố níu vòng nhật nguyệt

      Một sợi sắc không đổi vạn màu

      Đi-đến-quay về-cùng hữu hạng

      Loanh quanh đợi mãi những không chừng

       

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

1727824568052blob
Chữ "Ả"
Ả vốn là từ A 婀(妸) trong “Chữ Nho… Dễ Học” được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm...
Xem tiếp...
Trầm
TRẦM, TRẦN, TRẬN, TRÂU, TRẺ, TREO,TRÊN.
TRẦM NGƯ LẠC NHẠN 沉魚落雁 là một thành ngữ có xuất xứ từ Tề Vật Luận của Trang Tử 《莊子·齊物論》nước Tống thời...
Xem tiếp...
1727106829104blob
Phiếm về NHÂN QỦA
Rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc NHÂN QỦA là gì ? Xin thưa, NHÂN 因 là hạt giống, còn QỦA 果 là cái trái...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
h1b
MỘT MÙA DOLTA BÌNH AN
Tết Sene Dolta năm nay của người Khmer vùng Bảy Núi diễn ra trong 3 ngày, từ 1 đến 3/10/2024, 29/8 đến...
H1
SƯU TẦM VÉ SỐ CŨNG CÔNG PHU
Mua vé số sưu tầm thì về phân loại theo chủ đề: vé số Đông Dương, kiến thiết Quốc gia, vé sau 1975, chủ...
1727824568052blob
Chữ "Ả"
Ả vốn là từ A 婀(妸) trong “Chữ Nho… Dễ Học” được Nôm Hoá và được thông dụng cả hai âm...
unnamed
Tô Bún Nước Lèo 
Cao Miên là Cam Bốt (từ tiếng Pháp Cambodge). Tiếng Hán, Cao Miên chỉ nước và sắc tộc Khmer. Phụ nữ Miên...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 1
Lượt truy cập: