Sau gần một tháng rộn ràng tất bật với những sự kiện ” Kỷ niệm 725 năm chiến thắng Bạch Đằng Giang” tại Thị xã Quảng Yên, ” Carnaval Hạ Long “, ” Tôi yêu Hạ Long” của Bia Saigon tại Quảng Ninh, để về lại Sài Gòn mình quá cảnh Hải Phòng- thành phố lớn thứ ba sau Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày đầu tháng năm, với những con đường rợp trời hoa phương đỏ.
Trong giai đoạn 1955-1975, cùng với Quảng Bình, Cảng hải Phòng là nơi xuất phát của ” Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cung cấp vũ khí cho miền Nam, nơi tiếp nhận trong miền Nam là các cửa biển Bà Rịa, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau.
Vùng đất Hải Phòng đã được hình thành từ lâu đời, là nơi đã từng có cư dân Việt cổ sinh sống làm ăn. Theo một số người, tên” Hải Phòng” xuất phát từ ” Hải tần phòng thủ”- tức nơi phòng thủ chống giặc phương Bắc của nữ tướng Lê Chân.
Bà Lê Chân là niềm tự hào của ngưới dân Hải Phòng, Bà quê tại Quảng Ninh, là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên quan thái thú nhà Hán Tô Định muốn lấy bà làm thiếp nhưng bị bà và cha mẹ cự tuyệt, nên họ đã bị sát hại.
Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phương Nam, đến vùng cửa sông Cấm dừng lại lập trại khai phá. Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng luyện tập binh sĩ để chống lại quân nhà Hán. Do gần vùng sông nước, binh sĩ của Bà Lê Chân có sở trường về thủy trận. Năm 40, bà đem binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công, được Trưng Vương phong làm Thánh Chân Công Chúa. Năm 43, Mã Viện lại đưa quân xâm lược, quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, để tránh bị làm nhục, Hai Bà cùng với nữ tướng Lê Chân nhảy xuống sông Hát Giang tự vẫn.
Để nhớ công ơn Bà Lê Chân, dân làng đã lập đền thờ Bà gọi là Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, cách nhà hát lớn Hải Phòng khoảng 600m.
Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá. Với các đề tài long ly quy phượng, tùng cúc trúc mai… thể hiện kỹ thuật chạm khắc đạt đến trình độ tinh xảo. Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.
(còn nữa)
Bài và ảnh Nguyễn Khắc Minh
Lắp dựng sân khấu Carnaval Hạ Long 2013
-đang tập dượt Carnaval
khai mạc Carnaval Hạ long 2013
Bia SaiGon với Chào Hạ Long
Chào Hạ Long
Tác giả tại thành phố hoa phượng đỏ
Thầy ơi,Dạo này thầy khỏe không? Em ngưởng mộ thầy đủ thứ hết đó. Chúc thầy có nhiều sưc khỏe và niềm vui trong cuộc sống.
Tác giả là sinh viên năm tthứ mấy mà nhìn hình còn trẻ quá vậy ta?
Phương Chi ơi, có lẽ mới vừa là sinh viên năm nhất nên vẫn còn nhiều vương vấn và yêu lắm hoa phượng đỏ tháng năm của tuổi học trò !!! Ngược dòng lịch sử và với những hình ảnh thật hoành tráng , lần nữa Thầy đã đem về trang nhà một cuộc du hành chưa kết thúc … Rất mong được tiếp tục xem và cùng gửi thật nhiều lời thăm Khương Di nhưng cũng đừng quên Công chúa Khắc Mông nữa nhé , cảm ơn Thầy .
Lâu quá e không thấy chị Lộc ” Đăng đàn ” . Bận lắm sao chị yêu?
Thăm và cảm ơn Phương Chi nhiều nghe ! Lúc nào cũng nhớ góp phần vào tô điểm thêm cho đẹp ngôi nhà vì Em gái còn có điều kiện !!! CL thì giờ ít quá ,chuẩn bị lều chỏng lên kinh đô sắp tới cùng các Trạng nguyên đang có mặt ở Triều đình . Chúc Phương Chi thật vui , trẻ như năm 18 tuổi nhé !
Thầy hay quá ! Sau 35 năm tưởng chừng như đã quên giờ gặp lại vẩn là Thần tượng của chúng em . Có dịp sẽ mời Thầy Minh về Chợ Lách dàn dựng Lễ Hội Trái Cây truyền thống của quê mình thêm hoành tránh và long trọng mang ý nghĩa < Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt > nha Thầy. Chúc Thầy luôn có nhiều sức khoẻ, dành thời gian cho THCL.com Thêm phần vui nhộn,