Sáng nay, nói chuyện với mấy em ở đầu cầu Chợ Lách về việc giúp đở cho cháu Thương thì được biết Hồng Thu đang lo việc cúng giỗ tổ ở đình Bình Sơn (đình Sơn Định cũ). Muốn có vài tấm hình đưa tin về việc tế lễ ở quê nhà thì Phạm Công Hòa đã đi công việc bên xã An Phước.
Chuyện Hồng Thu lo cúng đình thì không lạ bởi tui biết em là người hay tham gia công việc xã hội, từ đoàn thể đến hiệp hội doanh nghiệp. Có lúc tui nghe em đi đến Bến Tre lo việc trai đàn cho chiến sĩ trận vong. Tóm lại việc đình chùa miếu mạo, chỗ nào có người cần thì em có mặt. Không hiểu sao hôm nay tui lại nghĩ thêm, có lẽ Hồng Thu dạo này lên chánh bái hay hương quan trong đình rồi chắc (?).
Tại sao không? Trong khi thời đại ngày nay nam nữ bình quyền. Nếu tui có chân trong ban hội hương đình tui sẽ đề nghị việc này, bởi lẽ theo thông lệ sống ở quê nhiều năm , tui thấy ai có đóng góp nhiều công sức, tài lực, có chút học thức thì được tiến cử (Có địa phương chuộng tiêu chuẩn lớn tuổi), nhưng phụ nữ chưa được tham gia, nếu tham gia thì chỉ phụ việc ở nhà khói, vinh dự lắm được cử làm Mama tổng quản coi hết việc nấu ăn trong bếp. Nhưng đó là quy định cách nay vài chục năm, ngày nay xã hội đã đổi mới nhiều , thiết nghĩ nếu các xã chưa có thì tại sao làng ta chẳng làm thử xem có khác lạ không.
Vụ trái cây lớn nhất sẽ được đưa vào kỷ lục năm nay phải tốn nhiều công sức của nhiều nghệ nhân mới lấy được giấy chứng nhận, nhưng việc phụ nữ làm chánh bái chắc chắn sẽ được đưa vào kỷ lục mà không tốn công sức. Chừng đó “ Nữ chánh bái đầu tiên của cả nước” thuộc về đình Bình Sơn, thị trấn Chợ lách. Tui còn nghĩ nếu Hồng Thu được chức đó chắc phải may áo thụng xanh, được Công ty thời trang của Phương Chi kết cườm, đội khăn đóng. Cái khăn đóng thì không khó tìm ở chợ Bà Chiểu. Cái khó là bây giờ bắt đầu học khấn văn tế chữ nôm, tập lễ bái đứng lên, quỳ xuống.
Hiện nay ở mọi cơ quan đều có khuynh hướng trẻ hóa cán bộ, thành phần nữ cũng được cơ cấu vào cho đủ tỷ lệ, thì đình chùa cũng nên như thế cho nó đồng bộ. Chợt nghĩ mình vui miệng nói càn như thế, không biết có gì sai không?
Hồ Minh
Trong đình Bình Sơn ( Minh Chiếu chụp lúc 19 giờ ngày 19/4/2013)
Dù Anh Minh vui miệng ” nói càn ” Nhưng trong đầu của em đang …tưởng tượng. Nào giờ cái sự tưởng tượng của em cũng phong phú lắm đó. Em tưởng tượng ra một chiếc áo thật đẹp do chính em thiết kế cho nữ Chánh Bái Hồng Thu , sẽ rất khác với các áo dạ hội hay soire em vẫn thường làm . Không hiện đại phong cách mà lại rất tinh tế phù hợp với chức danh cô bạn Hồng Thu của em đang đảm nhiệm. Nhưng mà Hồng Thu năng động lắm nên chắc việc phải đi ba bước tới, bốn bước lui mà hồi nhỏ đi coi cúng đình em thường thấy mấy chú Học trò lễ thường đi , Thu tập cái đó chắc khó hơn học khiêu vũ Công Hòa dạy luôn đó.Thu ơi !
Bài viết hay không phát hiện thấy có gì sai, cái tâm của người viết tốt, xin ủng hộ, quê nhà trang nhà mạnh dạn như anh Minh khó có, cứ bảo thủ thì chừng nào tiến bộ được, mình nêu lên chính kiến chứ có nịnh ai đâu?
TỜi ơi ! Tui không dám nhận chức < Nữ Chánh Bái > đâu à nghen . Mặc dù là có nhiều lần bị đề bạt làm <Chánh Bái Phu nhân> nhưng ông nhà Tui sợ lắm, có lần cùng với các ông bô lão trong làng mặc áo dài khăn đóng đi giao lưu với các Đình làng khác gặp lại người yêu cũ nhìn hỏng ra nên mắc cở. ,Lần đó tới nay không dám ra bộ nữa sợ Em ÚT nó cười …ấy mà!
Nói đùa vậy thôi, chứ vợ chồng Chánh Thu rất Kỉnh Thờ ngôi Đình ấy, (Đình Bình Sơn nơi thờ tự Vua Hùng Vương thứ XVI ) .Nơi chúng tôi ở , xung quanh khóm 4 thị trấn Chợ Lách là đất của Đinh. Vì thế dân thị trấn rất mang ơn sùng kính. Cứ đến ngày giổ Tổ Mùng 10/3al là trên dưới một lòng , già trẻ gái trai tề tựu về góp công góp sức lo cho ngày hội cúng đình thật long trọng và chu đáo.để đền đáp ân huệ mà đình thần đã ban cho mình.( Trong lòng tôi đã nghĩ như vậy vì trong cuộc đời của tôi, tôi đã từng đau khổ, đã từng khấn nguyện thần và đã được thần ban cho .! )
Giờ đây ,ngôi đình cũ xưa xuống cấp trâm trọng,, mái ngói dột nát ,nếu không kịp thời trùng tu sửa chửa e rằng không giữ lại được nét cổ xưa của di tich văn hoá . Dân làng, và chính quyền địa phương cũng thấy xót xa nhưng làm sao có được kinh phi đẻ xây dựng lại, ước mong một ngày nào đó ngôi Đình trở nên khang trang ,nơi thờ tự trang nghiêm, sân Đình rộng rãi ,để ngày giỗ Tổ hàng năm dân làng hội tụ vui vẽ .tham gia hoạt đông văn hoá truyền thống dân gian như : hát bộ , ca nhạc tài tử, múa lân, xiếc , thi kéo co,đá cầu… Và tâm nguyện cầu cho Quốc thới Dân An, xóm làng yên vui hạnh phúc. Làm ăn phát trển thuận lợi.
Đình làng lưu truyền mãi đời sau :”Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giổ Tổ mùng 10 tháng 3″