Trung Học Chợ Lách

GIỌNG BẾN TRE của Đào Hữu Ngạn

Ngày đăng: 30/12/2012, 11:14 sáng, ý kiến phản hồi (3)

 

 Đọc thơ thầy Đào Hữu Ngạn, người đọc thấy có nhiều tình cảm hướng về quê nhà, nhất là Chợ lách. Do vậy, giọng Bến Tre, giòng Sông Hậu, cuối cùng cũng nhớ về em ; giọng Chợ Lách mà tác giả ước chỉ nghe một lần rồi ra sao thì ra.
                             

                               GIỌNG BẾN TRE

                               Ngắt một chút mây trên dòng sông Hậu 
                              Thả vào mắt em một dáng u hoài 
                              Đôi mắt ấy vốn đã buồn thăm thẳm 
                              Thêm mây vào e tan nát lòng ai 
                                                  +++
                              Anh quì xuống hôn lên đôi mắt đó 
                              Bỗng dưng sao thương nhớ Lách lạ lùng 
                              Chắc tại em ngồi bên anh thỏ thẻ 
                              Giọng Bến Tre xao động đến vô cùng 
                                                  +++
                              ” Hẹn chi vậy , như vầy em sợ lắm “
                              Mẹ ngày xưa cũng từng nói như em
                              Anh mất mẹ càng thương em tha thiết 
                              Như từng thương câu vọng cổ êm đềm
                                                  +++
                              Cảm ơn em đã cho anh lại thấy 
                              Dòng Cửu Long nơi đất khách quê người 
                              Nước trong vắt , in bóng thuyền lấp lánh 
                              Mái chèo khua , vương nhẹ lục bình non
                                                  +++
                              Nếu được em ru anh bằng giọng Lách
                              Vỗ về anh như mẹ hát xưa nào
                              Câu vọng cổ chứa chan lời dịu ngọt
                              Chết cũng đành chẳng nuối tiếc gì đâu !
 
                                                   ĐÀO HỮU NGẠN 
                              

3 bình luận

  1. Cảm nhận về thơ của em chắc không bằng mọi người nhưng khi đọc thơ thầy em nghe lòng rưng rưng, tim cứ thắt lên từng hồi theo giọng thơ trầm bổng. Bài thơ hay quá thầy ơi ! tình cảm thầy dành cho quê hương thật đẹp, thật chan chứa. Mong rằng chúng em sẽ có ngày gặp lại thầy trên quê hương Chợ Lách thân yêu …

    Nhân dịp năm mới chúng em kính chúc thầy luôn luôn khoẻ mạnh, luôn luôn vui vẽ, luôn luôn ….lãng mạn ( hi..hi..) để chúng em lại được thưởng thức những vần thơ nhiều cảm xúc của thầy kính yêu !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Thông van
UỐNG TRÀ CỦA THÍCH THIỆN THẢO
Là nhà sư Phật giáo. CHS Trường THCL  hiện nay sống ở Huyện Mang Thít nhưng có cuộc sống của đạo tiên:...
Xem tiếp...
bay nui
CHIỀU TRÊN ĐỒNG CHÂN NÚI CỦA ĐÀO DŨNG TIẾN
Đào Dũng Tiến -một nông dân thế hệ mới, đọc kinh sách, biết làm thơ hiện sống ở vùng Thất Sơn. Bài thơ...
Xem tiếp...
tải xuống
NẺO CHIỀU CỦA NHẬT LỆ
Lâu lắm không đọc thơ Nhật Lệ, nay nhà thơ trở lại với trang nhà. Vẫn vần điệu ngọt ngào, chắt lọc từng...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Untitled
GẶP GỠ CUỐI NĂM
Ngày cuối năm, họa sĩ Nguyễn Quang, cộng tác viên trang nhà từ Đồng Nai về thăm anh em, thế là hẹn nhau...
ran-hoa-mai
TUỔI TỴ- RẮN Ở TRÊN CÂY
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ… Hết Thìn tới Tỵ, Nhâm Thìn đi thì Quý Tỵ (2013) đến; Giáp Thìn qua...
Gio-ben-trien-song-van-thoi
VĂN TRUYỆN CỦA PHẠM NGỌC DŨ- CẢM XÚC CHÂN THÀNH VÀ ĐẦY TÍNH NHÂN VĂN
Truyện của Phạm Ngọc Dũ được viết ra từ cảm xúc rất đỗi chân thành. Với giọng văn giản dị, mang yếu tố...
Dao huu ngạn
LÁ ĐỔ CHIỀU ĐÔNG.
Những cơn gió đong đưa mang cả cái lạnh buốt nhởn nhơ dưới bầu trời âm u không một giọt nắng trước tuần...
h2
NHÀ VĂN ĐI CHỢ
Anh Lương Minh là nhà báo, nhà văn, quê ở Vĩnh Long, là chủ biên trang văn học tư nhân “Tống Phước Hiệp...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 8
Lượt truy cập: