Trung Học Chợ Lách

 HỌC TRÒ GIÀ ĐI THĂM THẦY

Ngày đăng: 25/11/2020, 6:42 chiều, ý kiến phản hồi (1)

Khi nghe được tin thầy Đoàn Đình Cầm còn tại thế và hiện  sống tại TP.Hồ Chí Minh, bọn học trò chúng tôi mừng vô kể. Thầy Cầm dạy chúng tôi năm 1962, lúc đó tôi rời Trường Trung học Chợ Lách, và năm 1964 thầy cũng bị nhập ngũ, sau đó có nguồn tin  là thầy đã tử trận và tin tức thầy bặc tăm. Hơn nửa thế kỷ, đám học trò chẳng có chút tin tức nào về thầy, ấy vậy mà hôm nay thầy trò được tao ngộ.

Cách nay vài tháng chúng tôi liên lạc được với thầy đồng thời thông báo cho bạn bè tin vui nầy . Chúng tôi dự định ngày 27/5 sẽ tổ chức họp lớp rồi rước thầy về Chợ Lách để hội ngộ với học trò , có một số bạn nói một câu thật cảm động :Thời điểm đó Trường THCLcủa chúng ta là một trường nhỏ , thầy cô thì ít mà học sinh thì cũng không đông , vậy hể thầy cô nào về đây thì là Thầy của mình cả, không nhất thiết là có dạy mình hay không, gặp được là mừng lắm rồi .

 Nhưng việc tổ chức không thành vì dịch Covid 19 , thầy xin lỗi và hẹn lần sau.

Chúng tôi rất nôn nóng mong được gặp được thầy nên thống nhất quyết định là ngày Hiến Chương Quốc tế Nhà Gíáo sẽ đi thăm thầy . Chị Nguyễn Thị Trâm (NK60) gọi điện cho biết là thầy đi Bắc, ngày 21/11 mới về .

Ngày 22/11, chúng tôi lên đường, cứ xem hôm nay là ngày Nhà giáo vậy. Có mấy anh chị hứa sẽ cùng đi nhưng đôt ngột bị bệnh không đi được (học trò lão gần 80 tuổi hết rồi ) Thật rất tiếc .

Sáu giờ thì chúng tôi ( Lực – Màng ) khởi hành , đến Chợ Ba Vát đón anh Sơn, qua  cầu Rạch Miễu đón chị Trần thị Hường .Vậy là được bốn người .Đến 9 giờ tới nhà chị Trâm ở quận 10, thì mới biết chị bị tai nạn hôm đi đám tang chị Mỹ Hồng, về tới nhà , khi xuống xe thì trượt chân té ngã. Chị nghĩ sẽ không sao  nhưng càng ngày càng đau nhiều hơn,  khám và chụp hình thì mới biết chị bị nứt xương bả vai, bắt buộc phải phẩu thuật. Khi chúng tôi tới thì  cánh tay chị vẫn còn treo tòn ten, không mặc áo được , phải dùng khăn đắp lên người thay cho áo. Mặc dù vậy nhưng chị cũng cố gắng đi với chúng tôi vì chỉ có chị mới biết nhà thầy .

Tới nơi , thì chị vào nhà thầy trước, chúng tôi đề nghị chị Hường cùng đi cùng để giúp chị . Riêng cánh lão già chúng tôi ( Màng , Sơn , Lực ) tranh thủ lên Suối Tiên để đón anh Võ Văn Tấn Tài . Vì là lần đầu tiên đến đây nên đường sá rất xa lạ , kể cả tài xế  cũng không rành , như vậy là phải dùng điện thoại gọi liên tục để nhờ anh hướng dẫn .Và rồi chúng tôi cũng đã đến nơi cần đến . Anh đón chúng tôi tận ngoài đầu đường rồi mời vào nhà .

Anh hết sức vui và cảm động vì hôm nay có bạn học cũ tới thăm. Chuyện trò chưa được bao lâu thì bà xã anh và đứa cháu Ngoại dọn cơm lên, mâm cơm thật thịnh soạn , anh đề nghị chúng tôi phải ăn thật nhiều thì anh mới vui . Nể tình anh , nhưng chúng tôi cần phải “dành bụng” để còn dùng cơm ở nhà Thầy. Sau đó thì anh Tấn Tài cáo lỗi là

không thể tháp tùng cùng các bạn lý do mắt anh đang có vấn đề, nhưng anh hứa sẽ thăm thầy trong một ngày gần nhất . Vợ chồng anh tiển chúng tôi vô cùng lưu luyến .

Chúng tôi về tới nhà thầy ở đường Duy Tân, Phú Nhuận khoảng giữa trưa , thầy ra tận cửa đón lớp học trò già. Không sao nói hết được sự niềm vui của lần hạnh ngộ nầy . Chúng tôi rất mừng khi thấy Thầy vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn, mặc dù ở tuổi 82 .

H2

Nhìn lên tường thấy có tấm bảng ghi đầy chữ Anh , thầy cho biết Thầy còn đang mở lớp dạy tiếng Anh tại nhà . Trong lúc thầy trò hàn huyên với nhau thì anh Hên (chồng chị Trâm) tới. Chị  Trâm giới thiệu đây là “ học trò rể”. Thầy cười thật to và nói rằng vậy là  thầy có thêm một đứa học trò . Rất tiếc hôm nay lại vắng mặt anh Lương Minh , một bạn học sau nhưng có rất nhiều cảm tình đối với nhóm lão sinh nầy .Trước đó một hôm, chúng tôi có cho anh hay nhưng anh bận việc ở Chợ Lách về không kịp và hứa sẽ thăm thầy sau ( nhà anh ở Hóc Môn).

Cơm được dọn lên nhưng tất cả vì quá vui mà quên ăn, dặc biệt là cô (vợ thầy) dù mới gặp lần đầu nhưng hết sức thân tình và gần gũi .Khi  chúng tôi gọi “Cô” và xưng “Em” thì cô có vẻ ngại vì ít tuổi hơn trò (72).Chúng tôi nói :“ Thưa cô ! Thầy suốt đời vẫn là thầy, và cô suốt đời vẫn là cô , còn chuyện chênh lệch tuổi tác thì chẳng có gì để quan ngại cả ”. Cô cười thật tươi . Niềm vui không phải nhân đôi, mà nhân năm,nhân mười. Cuộc vui nào rồi cũng tàn , đành phải chia tay trong lưu luyến . Chúng tôi đề nghị, nếu sau nầy  có họp lớp, mời thầy cô về dự. Thầy cô đã nhận lời.

Rời khỏi nhà thầy ở Phú Nhuận, chúng tôi đến nhà Cô Nghiệp , cô hết sức vui , nhưng vì tuổi già, chúng tôi phải nhắc lại tên từng đứa thì cô mới nhớ. Nhà chỉ có hai người già nên đích thân Thầy mang nước cho chúng tôi . Chúng tôi nhắc lại những kỹ niệm của cô trò ở những năm dưới mái trường Trung Học Chợ Lách. Lúc đó cô còn trẻ và đẹp lắm .

Cách nay hai năm, trong một lần đến thăm, Thầy ( chồng cô ) nói một câu “phân bì”:- Bà cũng dạy học, tui cũng dạy học, sao bà có học trò thăm hoài , còn tui chẳng có ai thăm cả! Qua câu nói nầy chúng tôi chợt nghĩ: Làm nghề dạy học, về già được học trò thăm viếng là hạnh phúc lớn .

Chia tay gia đình Cô Nghiệp, đưa chị Trâm về nhà, anh Màng ở lại thành phố để thăm con. Trên xe chúng tôi chỉ còn lại 3 người ( Hường , Sơn ,Lực ). Về đến Mỹ Tho, Lực và Sơn ,đại diện cho các bạn cùng lớp , xin phép gia đình đến thấp một nén nhang tưởng niệm thầy Bùi hữu Thêm ở xã Trung An. Mỹ Tho. Thầy là một trong hai giáo viên đầu tiên dạy Trường THCH. Được biết thầy Thêm mất khá sớm sau một cơn đột quỵ ( 53 tuổi ) để lại 7 người con, trong số nầy có 4 người con và hai người cháu nối nghiệp giáo, đặc biệt có đứa cháu nội đang giảng dạy tại Trường Đại Học Tiền Giang .

Vậy là chuyến hành trình đi thăm thầy cô kết thúc, khi viết những giòng chữ nầy, tôi cảm thấy niềm vui vẫn còn miên man….

Viết xong ngày 23 tháng 11 năm 2020

LÊ TẤN LỰC

Cựu Học Sinh Trung Học Chợ Lách

H3                                      Lê tấn Lực và anh Sơn tại nhà thầy Thêm ở xã Trung An, Mỹ Tho

————————————————————————————

Được tin , hôm qua , về nhà Chị Trâm bị cơn đau hành hạ suốt đêm , không sao  ngủ được. Một lần nữa xin cám ơn sự nhiệt tình của chị và cầu mong chị sớm lành bệnh .

 

 

 

Một bình luận

  1. Cám ơn quý Anh Chị

    Tôi là Phạm văn Tông ( một học trò chăm chỉ của Thầy)

    Đọc lời tường thuật của anh Lực

    Tôi cảm động đến ra nước mắt

    Tôi nhớ tên tất cả quý Anh Chị nhưng không nhận ra người trong hình. Chỉ nhận ra Thầy thôi

    Kinh lời thăm Thầy và quý Anh Chị

    Tông( quê xã Vĩnh Bình. Mới nói chuyện với anh Từ, chị Huệ)

     

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
Vừa đặt tách cà phê xuống bàn thì tiếng chuông tin nhắn của chiếc điện thoại vang lên , thoáng nhìn qua...
Xem tiếp...
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
Năm 1969, nhà xuất bản Ca Dao của Hoài Khanh in cuốn Đi Vào Cõi Thơ của Bùi Giáng. Ngoài những nhà thơ...
Xem tiếp...
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Ngày 26/3, Lớp Lão niên đã họp mặt lần 6  tại quán Hiếu Nhân, thị trấn Chợ lách. Về dự có 13 CHS, đặc...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

unnamed
CÂU ĐỐI TẾT CHO NĂM ẤT TỴ 2025
Đông phương Giáp ẤT thuộc hành Mộc, chủ màu xanh của cây cỏ. Nên năm GIÁP THÌN là con rồng có màu xanh,...
Untitled
GẶP GỠ CUỐI NĂM
Ngày cuối năm, họa sĩ Nguyễn Quang, cộng tác viên trang nhà từ Đồng Nai về thăm anh em, thế là hẹn nhau...
ran-hoa-mai
TUỔI TỴ- RẮN Ở TRÊN CÂY
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ… Hết Thìn tới Tỵ, Nhâm Thìn đi thì Quý Tỵ (2013) đến; Giáp Thìn qua...
Gio-ben-trien-song-van-thoi
VĂN TRUYỆN CỦA PHẠM NGỌC DŨ- CẢM XÚC CHÂN THÀNH VÀ ĐẦY TÍNH NHÂN VĂN
Truyện của Phạm Ngọc Dũ được viết ra từ cảm xúc rất đỗi chân thành. Với giọng văn giản dị, mang yếu tố...
Dao huu ngạn
LÁ ĐỔ CHIỀU ĐÔNG.
Những cơn gió đong đưa mang cả cái lạnh buốt nhởn nhơ dưới bầu trời âm u không một giọt nắng trước tuần...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 6
Lượt truy cập: