Trung Học Chợ Lách

Thực hiện “Giấc mơ Mỹ” cho trái xoài Việt Nam.

Ngày đăng: 27/06/2019, 10:34 sáng, ý kiến phản hồi (0)

Bài viết này của nhà báo Quỳnh Lệ viết về Doanh nghiệp Chánh Thu đăng trên báo Thế giới Nữ Doanh nhân số mới nhất. Công ty TNHH Chánh Thu do Nguyễn Thị Hồng Thu, cựu học sinh Trung Học Chợ Lách là giám đôc hiện hoạt động trên lãnh vực xuất khẩu trái cây. Bấy lâu nay trang  trunghoccholach.com chỉ biết Hồng Thu trong lãnh vực ăn chơi nhảy múa, hoạt động từ thiện, nhìn Hồng Thu dưới cặp mắt người trong nhà, nay hãy xem “Người lạ” nhận xét. (Lương Minh)

Chuyện trái xoài Việt “đi máy bay” sang Mỹ

Xoài là loại trái cây thứ 6 của VN được xuất khẩu sang Mỹ (sau thanh long, chôm chôm, nhãn, vải và vú sữa). Ngày 19.4.2019, Cty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu đã đưa lô hàng đầu tiên 8 tấn xoài qua đường hàng không. Lô hàng gồm: 3 tấn xoài cát Hòa Lộc, 3 tấn xoài cát chu da vàng và 2 tấn xoài tượng da xanh. Sản phẩm không chỉ đảm bảo về chất lượng, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật mà còn đạt chuẩn về kích cỡ. Xoài cát Hòa lộc mỗi quả phải đạt trọng lượng 400gr; xoài cát chu da vàng phải đạt 300 gr/quả và xoài tượng da xanh 700gr/quả. Ngoài ra, để trái xoài VN vào được thị trường Mỹ còn cần phải đạt 4 yêu cầu cơ bản: Vùng trồng phải đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ; đơn vị thực hiện đóng gói sản phẩm được Mỹ chứng nhận đáp ứng yêu cầu và được cấp mã số đóng gói; nhà máy chiếu xạ phải được Mỹ chứng nhận; nhập khẩu thông qua hình thức các lô hàng thương mại và kèm theo giấy  kiểm dịch thực vật.

Việt Nam có khoảng 87.000 ha vườn xoài tại 59/63 tỉnh, thành phố, với 46 giống xoài khác nhau. Năm 2018, tổng năng suất xoài thu hoạch trên cả nước đạt trên 788.000 tấn. Trong đó, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 96% và 4% sản lượng còn lại được xuất khẩu.

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng Tháp là tỉnh đứng đầu với gần 10.000 ha xoài,  sản lượng gần 127.000 tấn. Đến nay, nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất như thực hiện rải vụ gần 70% diện tích, 90% thực hiện bao trái, có 181 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 43 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và 17 ha chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Lô hàng 8 tấn xoài xuất sang thị trường Mỹ lần đầu đã được Cty Chánh Thu thu mua từ Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương, Cao Lãnh, Đồng Tháp đạt chuẩn VietGAP.

Đến nay, trái xoài VN đã được xuất khẩu tới 40 nước trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao như: Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Úc, New Zealand, Canada, Hồng Kong v.v..

Được biết, Hoa Kỳ đã nhập khẩu gần 400.000 tấn xoài tươi mỗi năm, chủ yếu từ các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ như Mexico, Peru, Ecuador, Brazil… Sản lượng xoài trồng ở Hoa Kỳ mỗi năm chỉ được khoảng 3.000 tấn, bằng 1% số lượng cần nhập. Chất lượng xoài VN không thua kém các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ, mà xoài cát Hòa Lộc còn có phần trội hơn. Người tiêu dùng Hoa Kỳ, và những người Việt xa quê rất vui khi đón nhận xoài VN.

Tín hiệu xuất khẩu xoài vào “thị trường khó tính” Mỹ rất khả quan. Tính từ ngày xuất lô hàng xoài đầu tiên sang thị trường Mỹ, trong thời gian một tháng, đã có 100 tấn xoài VN “bay” sang Mỹ. Trong đó, riêng Cty Chánh Thu đã xuất 40 tấn và còn tiếp tục nhận thêm nhiều đơn hàng từ đối tác… Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho trái xoài VN.

“Mỗi sản phẩm là một niềm tin”

Có dịp về Bến Tre tham dự chuỗi sự kiện Sơ kết 3 năm Chương trình Đồng khởi Khởi nghiệp và phát triển Doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, được nghe các ý kiến trao đổi sôi nổi, chân tình trong buổi hội thảo: “Công thức”để khởi nghiệp thành công và Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương; nghe các ý kiến phát biểu đầy tâm huyết của Lãnh đạo tỉnh và được đến thăm cơ ngơi của một số doanh nhân trẻ, chúng tôi thật sự cảm nhận được sự quyết tâm và đồng lòng của từ lãnh đạo tỉnh, huyện đến các doanh nhân trong việc đưa Bến Tre đi lên…

Đến thăm đơn vị có công đầu trong việc đưa xoài VN sang Mỹ – Cty Xuất nhập khẩu Chánh Thu ở ấp Nhơn Phú, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, trong nắng gắt trưa hè vẫn thấy dịu mát bởi khuôn viên xanh ngát cây lá hoa kiểng. Khách cảm thấy mềm lòng khi thấy hình ảnh truyền thống của phong trào Đồng khởi năm xưa – chiếc khăn rằn có thêu huy hiệu Đoàn Thanh niên cùng biểu trưng Startup Bến Tre với slogan giàu ý nghĩa “Khát vọng cống hiến. Chia sẻ thành công”.

Chị giám đốc Nguyễn Thị Hồng Thu và phó giám đốc Ngô Tường Vy giới thiệu nhà máy đóng gói đạt tiêu chuẩn HACCP, GlobalGAP và Hoa Kỳ; hệ thống kho lạnh, cấp đông đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ sơ chế, chế biến, gia công đóng gói, và cấp đông các sản phẩm trái cây.

Với phương châm hoạt động; “Mỗi sản phẩm là một niềm tin”, các nữ tướng của Chánh Thu chia sẻ rằng: Bằng cái Tâm của người kinh doanh trái cây lâu năm, chúng tôi muốn xây dựng một đơn vị hiện đại, năng động, sáng tạo với dây chuyền sản xuất, đóng gói qui mô, khoa học, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Qui trình nào tạo ra sản phẩm đó, chúng tôi đã và đang thực hiện mở rộng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ, hợp tác với nông dân xây dựng vùng trồng chuyên canh đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, code Mỹ,… được kiểm soát từ khâu trồng đến thu hoạch, đảm bảo sản phẩm được chọn lọc tuân thủ theo qui trình khép kín và an toàn”.

Tiêu chí chất lượng sản phẩm và niềm tin của khách hàng được Cty đặt lên hàng đầu cùng tuyên ngôn “We made Vietnam fruit brand” vững về chất lượng, mạnh về số lượng, xây dựng thương hiệu uy tín, hội nhập thị trường. Cty Chánh Thu đã và đang từng bước đưa thương hiệu trái cây Việt Nam vươn xa trên thị trường thế giới.

 Chân dung Giám đốc Nguyễn Thị Hồng Thu

Trong cuộc sống đời thường, chị bộc bạch: Mình không quá cầu kỳ, ăn uống thì giản đơn. Chỉ ghiền làm thôi, có công việc để làm là vui lắm. Đã thích làm là làm đến cùng, là tìm tòi, đề ra kế hoạch và làm cho bằng được!

Trong niềm vui thực hiện “giấc mơ Mỹ” cho trái xoài Việt Nam, chị chia sẻ: Khi xuất được lô xoài đầu tiên, Cty nhận những phản hồi khá lạc quan. Dù giá bán không hề rẻ (khoảng là 20 USD/ 1 kg) nhưng sức mua khá tốt. Ở New York, Houston và những nơi có đông Việt kiều, sức mua mạnh hơn.

Mở được Thị trường khó tính như Mỹ là đánh dấu một chặng đường phấn đấu, là một sự thách thức để mình vượt qua. Mở được Thị trường mới – Mỹ rất khó khăn, mà giữ được lại càng khó. Là Doanh nghiệp đi đầu nên Chánh Thu phải cố gắng làm trụ cột cả trong lẫn ngoài, để góp phần giữ và phát triển thị trường.

Với trái xoài sang Mỹ, cũng có những khó khăn nhất định, đây là loại trái cây ngon nhưng được ví rất “tiểu thư” – gặp trái gió trở trời là sụt sịt bởi. Vì thế phải lo hái đúng độ chín, đem bán liền, rồi một vài ngày phải ăn liền mới ngon. Mà để xuất khẩu thì cần phải đóng gói, bảo quản, vận chuyển, qua chiếu xạ, lên máy bay, sang Mỹ lại tiếp tục vận chuyển đến điểm bán… Có những khâu nằm ngoài tầm tay của chủ hàng như: vận chuyển lên máy bay, nhiệt độ hầm hàng… Khâu giá cả cũng là điều khó. Đầu mùa, xoài cát Hòa Lộc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu giá mua tại nhà vườn khoảng 75-80 ngàn đồng/kg; vào mùa giảm còn khoảng 60.000 đồng, nhưng mỗi kg xuất đi phải cõng thêm 4,5 USD chi phí chiếu xạ và vận chuyển. Sẽ vất vả trong việc cạnh tranh với sàn phẩm từ Mexico sát cạnh Mỹ…

Khi được hỏi về thị trường, chị Thu cho biết: Trung Quốc là thị trường dễ tính và thường mua số lượng khá lớn. Trước kia giá bán cũng khá trôi nổi, gần đây đã đi vào chính ngạch. Mỗi thị trường có một yêu cầu. Hàn Quốc và Nhật thì chỉ ưa xoài tượng da xanh và xoài cát chu, nhưng yêu cầu sản phẩm phải được xử lý diệt khuẩn bằng hơi nước nóng. Thị trường Úc và Mỹ khắt khe hơn, phải xử lý chiếu xạ mà số lượng không lớn. Theo chị, để xuất khẩu trái cây, các doanh nghiệp phải tự tìm hiểu, mày mò, thử nghiệm, chọn lựa… qua cả quá trình dài mới đạt kết quả bước đầu.

Ngày nay, người nông dân được quan tâm hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước, từ nhà khoa học và từ các doanh nghiệp nên cũng đã ý thức được việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và các yêu cầu khác vào việc trồng và chăm sóc vườn cây… không thể bán sản phẩm tự có mà theo nhu cầu người mua. Ngày nay, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa vùng trồng nguyên liệu với khách hàng. Để làm tốt “nhịp cầu nối kết” đó, doanh nghiệp là người quyết định và dám chịu rủi ro, phải hợp tác sản xuất để tạo ra sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu thị trường. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm gánh vác hai đầu: vừa phải góp sức xây dựng vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hỗ trợ bà con làm theo tiêu chuẩn xuất khẩu; phải thu mua sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu với giá cao hơn thị trường 10-15% và làm sao tổ chức tiêu thụ thật tốt… Nếu như xuất số lượng ít quá thì không có lời, nhưng nếu các Doanh nghiệp đua nhau xuất nhiều thì sẽ tạo ra những bất cập về sự cạnh tranh, dễ dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu, kéo giá xuống…

Cho đến nay, dường như việc xuất nhập khẩu trái cây ở Việt Nam vẫn mang tính riêng rẻ, nhỏ lẻ – chị Thu chia sẻ – rất mong có các Doanh nghiệp qui mô lớn, hoặc có Tập đoàn lớn để cùng tạo dựng thương hiệu trái cây Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trên thế giới. Chị cũng mong Nhà nước có qui hoạch vùng trồng và giống cây ở tầm vĩ mô. Về khâu chế biến, mong Nhà nước đầu tư xây dựng nhà máy lớn, hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ mới – để có thể giải quyết chế biến các sản phẩm trái cây không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tươi – sao cho tạo ra sản phẩm có thương hiệu để có thể xuất khẩu đến các nước khác.

Là gương mặt doanh nhân thế kỷ 21, bên cạnh yếu tố hiện đại trong cung cách làm ăn, nếp nghĩ nếp làm của nữ giám đốc Hồng Thu vẫn mang tố chất quyết liệt của “đội quân tóc dài” trong phong trào Đồng khởi những năm 60. Là một đảng viên trung kiên, đã  nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và là Phó chủ tịch Hội Nữ Doanh nhân Bến Tre, chắc chắn chị sẽ làm được nhiều việc lớn lao khác, không chỉ cho công ty Chánh Thu, mà cho cả tỉnh Bến Tre và còn vươn tầm xa hơn thế nữa.

Bài và ảnh Quỳnh Lệ

(Tháng 6.2019)

tác giả và Hồng Thu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
Vừa đặt tách cà phê xuống bàn thì tiếng chuông tin nhắn của chiếc điện thoại vang lên , thoáng nhìn qua...
Xem tiếp...
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
Năm 1969, nhà xuất bản Ca Dao của Hoài Khanh in cuốn Đi Vào Cõi Thơ của Bùi Giáng. Ngoài những nhà thơ...
Xem tiếp...
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Ngày 26/3, Lớp Lão niên đã họp mặt lần 6  tại quán Hiếu Nhân, thị trấn Chợ lách. Về dự có 13 CHS, đặc...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

h4
VINH BÌNH- NHIỀU HỘI VIÊN CGC NHẬN QUÀ SINH NHẬT
Hội CGC Vĩnh Bình có thông lệ mừng sinh nhật hàng quý vì mỗi quý gặp nhau một lần. Lần này những hội...
h1
VINH BÌNH HOP MẶT MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO
Ngày 17/11, Hội CGC xã Vĩnh Bình đã tổ chức hop mặt mừng ngày Nhà giáo. Có 30 hội viên các nơi về dự,...
h1
THĂM BẠN GIÀ LÊ HỮU HỒNG
Năm ngoái, ngày 20/11 đi Phú Phụng thăm thầy Lê Hữu Hồng, hiệu trưởng trường PTTH Chợ Lách đã về hưu....
images (2)
TIN VUI
Được tin anh Trương Văn Năng, trang trunghoccholach.com sẽ tổ chức lễ vui quy cho ái nữ là Trương Minh...
46
CHÀO MỪNG 2 TÁC PHẨM MỚI
Trang trunghoccholach.com vừa nhận được thư mời từ nhà thơ Kim Chi về dự buổi ra mắt hai tác phẩm của...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 5
Lượt truy cập: