Đây là hồi ức của anh Nguyễn Anh Dũng, em ruột của anh Lê Tấn Lực ở Tân Thiềng. Hiện nay, anh sống ở nước ngoài, vừa liện lạc được gia đình nên có những dòng ký ức này. Qua chuyện kể dần dần chúng ta biết vì sao anh họ Lê và em họ Nguyễn (Lương Minh)
Học trường Pháp từ nhỏ, xa quê hương năm 1971 nên nếu tôi dùng từ ngữ không đúng xin người đọc tha thứ. Nói chuyện với anh Lực của tôi bao nhiêu kỷ niệm trở lại trong tôi tưởng như ngày nào. Vợ tôi hỏi có chắc nhớ không? Trong đời muốn nhớ thì nhớ, muốn quên là quên chỉ ăn thua mình thôi. Tôi sanh ra bên bờ sông nhỏ Cái Tre, ngày mẹ tôi chuyển bụng là lúc chị Ba nghanh của tôi đang làm ruộng chị Ba nói lúc đó nước rông chị chạy về để đỡ đẻ cho mẹ tôi , vịnh vào đó tôi mới đoán giờ sanh của tôi để lập sổ tử vi (tôi không tin lắm). Nhà tôi nhiều anh em . Anh hai lực lưỡng chỉ biết ruộng đồng và đặt chai , chị ba vài người con bị mất tới sáu Lực, anh bảy Bon cao lớn đẹp trai, một người nữa mất sớm, tới tôi thứ chín và 2 cô em gái: mười chị, mười em.Trong gia đình có hai nét mặt. Mẹ tôi khuôn mặt trái xoan và đôi mắt đẹp, đó là gia tài mẹ tôi tặng cho con gái tôi.
Ngày mẹ tôi mang bầu thì gia đình họ Nguyễn vì hiếm muộn, muốn xin con để có người trong coi đất tổ tiên . Làm sao khi mang bầu biết trai hay gái? Dưới quê nhìn bụng bầu tròn hay bầu dài là họ đoán ngay là trai hay gái. Sanh ra được không lâu là cha nuôi tôi, ông Chung lúc đó làm cho hang hỏa xa Việt Nam cùng mẹ tôi đem ra miền Trung. Tôi chỉ nhớ ra Quảng Trị rồi sau về Nha Trang. Mẹ ruột tôi kể lại lúc cho tôi, bà ra sau vườn khóc và muốn chạy theo để bắt con về nhưng ba ruột tôi chặn lại. Về quê là một hành trình, lên xe lửa lúc 20 giờ khuya . Xe lửa lúc đó chạy bằng than khói đen mù mịt tiếng còi lanh lảnh. Ghé Saigon, mà tôi ở đậu nhà chú Đại
tôi ở Gia Định. Xong đi cyclo máy đến bến xe An Đông đón xe đò Bửu Hiệp về Mỹ Tho. Trước đó có autorail Saigon Mỹ Tho tôi đã từng được đi. Xe đò ngừng ở cầu Bến Lức . Người bán đồ ăn cho khách đi xe nào là bánh mì lạp xưởng và mía ghim ( tiện từng khoanh nhỏ xâu vào cây tre chẻ ra ). Xe đò đi đến ngã ba Trung Lương rồi bắt cyclo vô thị xã Mỹ Tho. Me nuôi tôi thường ghé thăm cô Tư thầy giáo ở đầu giếng hoặc thăm chị mẹ tôi ở chợ Vòng nhỏ . Tôi thì ghé nhà di Tư Anh bên cạnh giếng. Tôi cùng với con dì Lôc (bằng tuổi tôi) xuống giếng bắt ốc. Tới trưa, chúng tôi đi ra bến đò máy cạnh vựa khoai hỏi đò về quê . Vì không phải đò nào cũng đi kinh Cái Tre ghé Chợ Lách xuống Tân Thiêng cả. Trước khi về quê , tôi mua bánh mì được người bán cột bằng giây lác . Bà con dưới quê rất thích bánh mì ở tỉnh thành. Đò chạy xuống hướng Vàm Cỏ, bên mặt tránh nước xoáy của cồn Long Phụng . Gần tới, đò vô kinh Chợ Lách . Mẹ tôi lên Chợ Lách thăm hỏi họ hàng. Lúc đó Chợ Lách có một cầu sắt bên kia cầu một tiệm tạp hóa. Sau đó, đò xuống làng Tân Thiềng. Làng tôi nằm bên trái sông Cổ Chiên, bên kia có 2 cồn nhỏ. Đầu sông Cái Tre có một nơi họp mặt buôn bán nhỏ, một cái cầu bắt qua sông sâu này bị , vô sông xuống chút có một ngôi chùa tới nhà bà Ba tới nhà ông nội nuôi . Trên miếng đất có một ngôi mộ bằng tổ ông của Chiêm Thành.
Nguyễn Anh Dũng