Trung Học Chợ Lách

Vĩnh Bình mà tôi biết

Ngày đăng: 27/01/2017, 7:17 chiều, ý kiến phản hồi (3)

Tôi là người thị trấn Chợ lách, thuở nhỏ đi xe đò đến Lộ Mới lơ xe cho biết là ranh của xã Vĩnh Bình và Sơn Định. Lộ Mới chạy dài tới kinh Bổn Sồ, con đường thủy mà các ghe tàu trước đây đi Vĩnh Long thường ngang qua. Gần chùa Hòa Hưng có nhà ăn tết kỷ, năm nào cũng có hai hàng vạn thọ đỏ vàng chạy dài từ đầu lộ đến tận cửa, nhưng mấy năm gần đây không thấy nữa.

Lên khỏi chùa là lộ Bờ Dừa, chạy dài ra khu du lịch Ba Ngói, một điểm bán bánh xèo nổi tiếng từ khi có lễ hội trái cây diễn ra từ mùng 5 tháng 5 hàng năm. Do thời điểm này bên cồn Phú Đa có ốc gạo, anh Ba Ngói tận dụng ốc gạo làm nhưn có vị lạ khiến du khách các nơi kéo đến ăn rất đông. Gần đó có cơ sở làm cây giống sầu riêng Monthong của ông Chín Tạo, giống sầu riêng này do con trai ông lấy từ Thái Lan đem về. Ông nhân ra hàng trăm ngàn cây  bán khắp nơi, ai cũng biết tiếng.

dinh-tan-thanhLên trên chút nữa về hướng Vĩnh Long là có Lộ Hội, con lộ này đi qua cầu Sông Lưu và ra bến đò Phú Đa đi qua ấp đảo của xã Vĩnh Bình.

Ở Phú Đa dân số khá đông và lâu đời,  đình Phú Đa có lịch sử hàng trăm năm, tuổi đời tương đương với đình Hòa Thuận và đình Tân Thạnh (Vĩnh Bình). Cồn này cũng có nhà thờ Thiên Chúa giáo phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho bà con giáo dân.

Trên Lộ Hội có một địa danh là Tàu Cháy. Hồi năm 1975 chỗ này còn một ống khói tàu rất lớn, cho biết chiếc tàu Pháp đã bị người dân kéo vào con rạch nhỏ này và đốt cháy. Mấy năm sau, chính quyền địa phương cho phép những người kinh doanh sắt vụn trục vớt trả lại sự thông thoáng cho đồng ruộng.

Khu vực này còn có một ông thầy trị gảy xương nổi tiếng cả huyện là ông Chín Hừng. Ông là truyền nhân của ông Bộ Chưởng nổi tiếng bó xương gảy từ xa xưa, khách khắp nơi nhờ chữa trị khá đông mà không lấy tiền. Ông Chín Hừng đã từng được báo Sài Gòn Giải phóng viết bài ca ngợi.

Về văn hóa, xã Vĩnh Bình là quê hương của nhà thơ Phạm Tương Như, hiện đang sống ở Mỹ. Đây cũng là quê vợ của nhà thơ Huỳnh Tâm Hoài nên nhà thơ cũng thường về quê chơi mỗi độ xuân về. Nhà văn Ngọc Vinh hiện ngụ tại ấp Hòa Thuận, hội viên của Hội văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre. Anh có nhiều tác phẩm và mới đây đã đoạt giải  C văn xuôi của Hội Liên hiệp Nghệ thuật Việt Nam.

Vĩnh Bình còn nhiều nhân tài, nhưng do tôi không ở địa phương này nên không biết hết. Đây chỉ là bài mở đầu mang tính gợi ý để các anh chị đóng góp, chỉ dẫn thêm cho kỳ tới  được hoàn chỉnh.

Hồ Hà

(bản tin xuân CGC Vĩnh Bình)

 

3 bình luận

  1. Chú cho con hỏi là chú còn nhớ tên nhà thờ ở cồn mà chú nhắc đến không? Chú có từng nghe người lớn nào kể về trận đánh khoảng năm 1963 ở đồn lính Việt Nam Cộng Hòa đóng gần nhà thờ đó không ? Sau đó những lính Việt Nam Cộng Hòa chết trận được chôn sau đất nhà thờ. Nếu đúng thì xin chú hồi âm giúp con. Xin cảm ơn chú trước.

  2. Chú mới biết Vĩnh Bình trong vòng 30 năm nay, không rõ chuyện mà cháu nêu. Chú nghĩ cháu hỏi tức là cháu cũng biết ít nhiều về sự kiện trên, nếu được cháu cung cấp thêm thì hay lắm. Đây cũng là đề tài cho người lớn tuổi, sống lâu trên đất cồn giải đáp. Cám ơn Ngọc Thiện nhiều.

    1. Ông nội vợ cháu là lính VNCH mất ở trận đánh đó. Lúc đó cha vợ cháu chỉ mới 7 tuổi nên không nhớ rõ địa điểm chôn ông. Cha vợ cháu quê Sông Cầu tỉnh Phú Yên, năm nay cũng 65 tuổi rồi nên muốn tìm hài cốt ông đem về quê nhà. Lúc ông mới mất thì bà nội có dắt cha vợ cháu về thăm mộ ông một lần nhưng do còn chiến tranh đường thì xa nên không có điều kiện đưa ông về quê, sau đó thì bà mất luôn nên cha vợ cháu không nhớ được nơi chôn ông. Cha vợ cháu chỉ nhớ là chôn phía sau nhà thờ ở Vĩnh Bình nhưng không nhớ rõ tỉnh nào. Ước nguyện của cha vợ cháu là đưa được ông về đất nhà. Dù sao cũng cảm ơn chú đã quan tâm đến câu chuyện của cháu.

       

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
Xem tiếp...
H3
CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...
pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Untitled
GẶP GỠ CUỐI NĂM
Ngày cuối năm, họa sĩ Nguyễn Quang, cộng tác viên trang nhà từ Đồng Nai về thăm anh em, thế là hẹn nhau...
ran-hoa-mai
TUỔI TỴ- RẮN Ở TRÊN CÂY
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ… Hết Thìn tới Tỵ, Nhâm Thìn đi thì Quý Tỵ (2013) đến; Giáp Thìn qua...
Gio-ben-trien-song-van-thoi
VĂN TRUYỆN CỦA PHẠM NGỌC DŨ- CẢM XÚC CHÂN THÀNH VÀ ĐẦY TÍNH NHÂN VĂN
Truyện của Phạm Ngọc Dũ được viết ra từ cảm xúc rất đỗi chân thành. Với giọng văn giản dị, mang yếu tố...
Dao huu ngạn
LÁ ĐỔ CHIỀU ĐÔNG.
Những cơn gió đong đưa mang cả cái lạnh buốt nhởn nhơ dưới bầu trời âm u không một giọt nắng trước tuần...
h2
NHÀ VĂN ĐI CHỢ
Anh Lương Minh là nhà báo, nhà văn, quê ở Vĩnh Long, là chủ biên trang văn học tư nhân “Tống Phước Hiệp...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 5
Lượt truy cập: