Trung Học Chợ Lách

Bác Tám chèo đò của Đào Văn Lộc

Ngày đăng: 04/12/2014, 8:48 chiều, ý kiến phản hồi (11)

 Nếu là người Chợ lách vào những năm 1960-1968 thì là phải biết ông Tám Văn chèo đò ( độc nhãn long) . Bởi vì thời đó từ khóm 4, Sơn định, và các xã vùng trên, muốn đi Chợ Lách là phải qua đò vì chưa có cầu. ông tám là 1 người đưa đò trong số 2-3 người chèo đò mà chủ là chú Hai Đực, người đấu thầu đò ngang thưở ấy

 

         BÁC TÁM CHÈO ĐÒ
                         

         Ai về thăm Chợ Lách,
         Có dịp bước qua sông,
         Có nghe chạnh cõi lòng,
        Thương về một người ông !!!
                                    
        Bác Tám Văn ngày đó,
        Người nhỏ với đò ngang,
         Một mắt, la quác tháo,
         Làm khách lạ ngở ngàng,
                                       
         ” Từng cuốc tao bủa xuống,
          Tụi bây có hiểu không?,
          Chiếc đò chồng chềnh lắc,
         Bây giờ coi chừng ông
                                       
          Tiếng bác la ngày trước,
          Hòa lẫn với hơi sương,
         Tan vào trong sóng nước,
          Nghe buồn buồn thân thương,
                                        
          Nay bác đà khuất bóng,
           Bao thế hệ qua sông,
           Có ai để trong lòng?,
          Nhớ một người như ông.

             Đào văn Lộc

11 bình luận

  1. Lộc ơi ! nếu nhắc ông Tám Văn , thì Lộc phải nhắc đến Cô Hạnh thâu tiẻn đò , vừa điệu nè , lại còn khó chịu , hay bị các anh nam sinh trèu chọc , càng chọc cô nàng càng đỏng đảnh , nghe đâu cô chủ đò nay cũng sang Mỹ rùi 

    1. Chị NGOC THU SA mến. Lộc đâu còn nhớ cô Hạnh là ai? ,chị nhắc lại cũng nhớ,thưở Lộc đi học từ năm 66 tới năm 72 , bến đò đã trãi qua nhiều chủ lắm ,Lộc ấn tượng nhất là BÁC TÁM chèo đò,thấy  có nhiều kỷ niệm với BÁC lắm , mỗi ngày có lúc Lộc sang sông bốn hoặc năm lần , có lúc trời mưa ,nước trôi, BÁC phải cố gắng chèo con đò đầy ấp người , ngược dòng nước để qua bờ bên kia,bây giờ nghỉ lại thấy thương BÁC vô cùng,Lộc muốn các bạn THCL nhớ BÁC qua bài thơ BÁC TÁM CHÈO ĐÒ .Lộc cũng cám ơn chị đã nhắc lại kỷ niệm xưa qua bài thơ của Lộc,chúc chị vui khỏe mãi. 

  2. Lộc ơi! Năm 1962, vừa vô đệ thất, chị ở trọ nhà cậu Hai Đưc để đi học, nên rất thương ông Tám chèo đò, già rồi mà gian nan khổ nhọc, suốt ngày chỉ được nghỉ lúc ăn cơm rồi lại tiếp tục công viêc. Thật là một tấm gương cần cù đáng trân trọng phải không Lôc?.

    1. Chị Hoa mến,BÁC TÁM VĂN là một gương sáng , một sự hy sinh to lớn ,là viên gạch lót đường  cho bao thế hệ vươn lên ,tuy một nghề thấp trong xã hội,nhưng giá trị vô bờ bến ,chẳng lẽ chúng   ta không ngưỡng mộ và kính phục sao? .Chào chị ,

  3. Lộc mến !  ông Tám thì ai cũng ngán thuở qua đò ngan , chị còn nhớ nhiều khi đò tách bến chỉ có vài người thấy mình vừa quấn vạc áo dài chạy vừa quắt ông chờ thế mà ông vẫn lạnh lùng rổi bến hihi , giờ nghe em nhắc chị hình dung ra òng Tám ngày xưa môt mình chèo đò ngay trên dòng nuồc chãy xiết , chỗ mấy chục học sinh sang sông ? đúg như Lộc hỏi có ai còn nhớ bác Tám chèo đò ngày xưa

  4.    Anh Lộc mến! Ở một đất nước con người sống thiên về vật chất như vậy (nói vậy chứ tôi không biết anh ở nước nào đâu!!!)mà anh vẫn nhớ về bác tám chèo đò nghèo khổ như vậy thật quí báu vô cùng,nhiều người không thông cảm nên không có cảm tình với bác nhưng trải lòng thương một chút thì ta thấy bác tội nghiêp lắm, già rồi mà còn cực nhọc đưa đò trong nắng trong mưa. Chợ Lách bây giờ qua sông không còn phải lụy đò nữa rồi và hình bóng ông lão chèo đò chỉ còn trong nỗi nhớ.

    1. Thưa anh AN .Lộc dầu ở đâu? quê hương là quê mình ,cái nôi mà Lộc lớn lên và chứng khiến biết

      bao hoàn cảnh cơ cực mà bà con mình cưu mang ,như buôn gánh bán bưng trên sông ,chèo mướn,

      nhổ mạ ,cấy hái,in gạch mướn. v.v….. Có khi làm cho đến chết mà không đủ ăn ,thì làm gì có cơ hội

      để sánh vai với đời ,có khi bửa cơm chỉ có chén muối ớt mà thôi,.Nói tới đây xin các bạn cho một chút

      thương lòng về những mảnh đời cơ cực . già yếu ,bịnh hoạn mà họ đã hy sinh thầm lặng cho đời ,Chào bạn.

       

  5. Chào anh Lộc, cùng các anh chị.

    Em cũng sống ở Chợ Lách và cũng đã từng đi trên chuyến đò của bác 8 Văn ngày ấy, nhắc đến để nhớ về vùng quê nghèo khổ năm nào mà bao kỷ niệm, chỉ có con sông nhỏ nhưng không có được 1 chiếc đò máy, sau này mới có được lúc thời chú 2 Đực. Hôm nay Chợ Lách đã dần thay da, đổi thịt nhưng anh Lộc không quên nhắc về bác lái đò ngày xưa với con đò ngang, dầm mưa dãi nắng đưa lữ khách sang sông…tuy con đò ấy không còn nữa nhưng mỗi khi nhắc, hay có dịp về ngang CL thì  hình ảnh đó như tái hiện trong đầu.

    Hôm nay Chợ Lách đã có chiếc cầu mới chính thức thông xe ngày 06/12/2014. Người dân CL rất hân hoan và tự hào về điều này, chỉ tiếc rằng ai đó sẽ không còn có dịp để nghe tiếng cô học sinh quần đen, áo dài trắng năm nào vừa xách dép, vừa vén tà áo dài chạy đôn chạy đáo kêu ú ớ…bác 8 ơi…chờ con với. Tiếng mái chèo khua dần…khua dần trong ký ức.

    1. Lộc đọc bài viết của em , sao hay quá ,gợi cho anh một nổi niềm man mác thương quê ,anh khuyên em nên bước vào lãnh vực viết văn xuôi đi và đưa lên mạn xem sao? Anh ủng hộ em 100% ,Anh chờ đọc bài của em nhé ???

  6. Thanh Tùng ơi ! nhờ Lộc gợi nhớl lại hình ảnh ông lão chèo đò ngày nào , công nhận òng Tám ngày đó dử lắm  miệng ông lúc nào cũng lảm nhảm , mấy anh con trai cứ hay chọc giận ông , chị thì cứ cuộn áo dài í  ới chạy theo muốn hụt hơi mà ông Tám nào có thương tình mà chờ đâu , chớ hỏng có xách dép à nha ! cảm ơn Lộc gợi nhớ cho ai đả từng qua chuyến đò ngang ngày 2 buổi đến trường

     

     

  7.     Hoài Thương thì không biết bác Tám Văn đã gắn bó với cái nghề chèo đò tự lúc nào,  HT chỉ nhớ vào năm học lớp một, lớp hai thì bác Tám vẫn còn trung thành với mái chèo và con đò cũ kĩ ấy . Và không biết bác đã từ bỏ trần đời lúc nào nữa, vì lúc ấy HT còn quá nhỏ…Thế mà tính ra cũng đã ngót 50 năm rồi, nhưng tấm gương tiêu biểu của bác Tám vẫn còn rỏ nét đấy anh lộc ạ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Hoa tang
TIN BUỒN
Được tin thầy Đào Hữu Ngạn, sinh năm 1940 tại Vĩnh Bình, cựu hiệu trưởng trường Trung học Chợ Lách, đã...
Xem tiếp...
h4
VINH BÌNH- NHIỀU HỘI VIÊN CGC NHẬN QUÀ SINH NHẬT
Hội CGC Vĩnh Bình có thông lệ mừng sinh nhật hàng quý vì mỗi quý gặp nhau một lần. Lần này những hội...
Xem tiếp...
images (2)
TIN VUI
Được tin anh Trương Văn Năng, trang trunghoccholach.com sẽ tổ chức lễ vui quy cho ái nữ là Trương Minh...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Dao huu ngạn
LÁ ĐỔ CHIỀU ĐÔNG.
Những cơn gió đong đưa mang cả cái lạnh buốt nhởn nhơ dưới bầu trời âm u không một giọt nắng trước tuần...
h2
NHÀ VĂN ĐI CHỢ
Anh Lương Minh là nhà báo, nhà văn, quê ở Vĩnh Long, là chủ biên trang văn học tư nhân “Tống Phước Hiệp...
Hoa tang
TIN BUỒN
Được tin thầy Đào Hữu Ngạn, sinh năm 1940 tại Vĩnh Bình, cựu hiệu trưởng trường Trung học Chợ Lách, đã...
Dieu la Thành
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ 
Song song với “Long Thành Cầm Giả Ca”, “Ngộ Gia Đệ cựu Ca Cơ”, “Độc Tiểu...
-Dat-Lai-Lat-Ma
TÂM TƯỞNG
Tâm tư và suy tưởng, đó là cái hiểu thông thường của một số người. Tâm là một đại dương, tưởng là một...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 4
Lượt truy cập: