Trung Học Chợ Lách

BẠN THƠ CỦA TÔI.

Ngày đăng: 22/10/2014, 6:27 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Nếu nói đến hai tiếng “bạn già” thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến đó là hai ông già thân nhau, thường hay chuyện trò bên tách trà, chun rượu hoặc đấu với nhau vài ván cờ để giải khuây hoặc tìm vui ở quảng đời còn lại của tuổi già.

Nhưng ở đây, tôi muốn nói đến một người bạn nam đã cùng học với tôi bốn năm Thất, Lục, Ngũ, Tứ của thời trung học. Chúng tôi chung lớp với nhau 4 năm, khi đến lớp đệ tam tôi đã chuyển trường, thế là chẳng ai gặp ai.

          Cứ thế, trôi theo dòng đời, rồi việc học, việc mưu sinh, việc gia đình… chẳng ai còn nhớ đến ai vì chẳng có cơ hội nào gặp lại kể từ năm 1966-  2012.

       

   Bốn mươi sáu năm, một chặng đường dài, có quá nhiều việc phải lo toan. Mãi đến năm 2012, khi cuộc đời tôi đang đi sâu vào tận cùng của nỗi muộn phiền, bị stress phải nằm viện một thời gian, xuất viện, tinh thần tôi còn  đau đớn hơn thể xác, bị mất đi 9kg trong không  đầy một tháng.Thế là tôi lại rời Vĩnh Long để trở lại Sài Gòn, xa lánh nơi đã cho tôi quá nhiều đau xót.

Hình như khi con người chưa đến hồi kết thúc, nên ở cái tận cùng nào cũng có lối thoát. tình cờ tôi biết được tin hằng năm các bạn cũ của tôi ở trường Trung Học Chợ Lách họp mặt vào ngày 1/5.

          Tôi như người đang sắp chết đuối gặp được phao, 1/5/ 2012 tôi trở lại trường xưa để họp mặt bạn bè. Những gương mặt bạn ngày xưa đâu chẳng thấy, chỉ thấy những lão già, răng rụng, tóc bạc, đôi mắt nào cũng có “hàng trợ giúp”. Tôi không biết các bạn nói nhớ tôi là thật không, nhưng riêng tôi chẳng nhớ được bạn nào. Bụi thời gian đã phủ kín mất nét thanh xuân làm cho tôi và các bạn khó có thể nhận ra nhau, trên guơng mặt của mỗi người đều có những nếp thời gian in dấu, giọng nói khàn khàn như chiếc máy hát sử dụng quá lâu.

Qua lần họp mặt nầy, tôi mới có thông tin về một vài bạn đã qua đời vì thời cuộc, vài bạn đã đi xa vì bệnh tật.

          Ngày 1/5/2013, tôi được họp bạn lần hai. Lần nầy đông hơn, vui hơn, tôi thấy gần gũi các bạn mình hơn. Những câu bong đùa đã làm chúng tôi như sống lại thời còn đi học.   Lần nầy trong “quyển sổ địa chỉ bạn bè” đã có tên, hình và địa chỉ liên lạc của tôi.

          Có câu Sinh ly tử biệt, sau lần họp mặt lần hai đã có ba người bạn của tôi lần lượt ra đi về cõi vĩnh hằng.Tôi bắt đầu cảm nhận được một điều là hãy tạo mối thân thiết khi còn trên dương thế. Cuộc sống hình như không còn thân thiện với những người già nua như chúng tôi nữa.

Thế là trong nhóm bạn ấy, tôi đã tìm được cho mình một bạn già. Tôi không hình dung được lúc xưa khi còn học chung lớp bạn ấy thế nào. Sau lần họp mặt, tôi mới lại được biết tên bạn ấy.

          Bạn già giới thiệu cho tôi biết.

          -Lúc đó tôi ngồi bàn nhất. Bạn quên rồi sao??

          Tôi bảo, tôi ngồi bàn nào trong lớp, tôi còn không nhớ làm sao nhớ được bạn ngồi bàn nào. Mà thây kệ đi, ngồi bàn nào không quan trọng, gặp nhau vui vẻ như thế nầy là quý rồi.

          Bây giờ thì tôi đã chọn bạn ấy là bạn già thân nhất của tôi, vì thật sự tôi và bạn ấy cảm thấy có sự đồng cảm qua thơ văn. Chúng tôi viết, đọc cho nhau nghe và cùng chia sẻ niềm vui lúc tuổi già. Dù cho hai nhà cách nhau gần 40 cây số, nhưng chúng tôi vẫn có dịp gặp nhau qua đám tiệc, viếng thăm nhau khi bệnh hoạn, hoặc chuyện trò qua điện thoại.

Đây là bài thơ thay cho lời kết  mà tôi viết cho ‘ Bạn thơ của tôi’. mong rằng mối tình thâm nầy mãi mãi trường tồn cho đến khi một trong hai đứa chúng tôi từ giã cõi đời.

                    Tri kỷ

          Thơ nầy tôi viết đã bao năm

          Đọc chẳng ai nghe, vẫn âm thầm

          Buồn thiu đơn độc, đành câm lặng

          Chẳng biết cùng ai mở tấm lòng

 

          Bá Nha,Tử Kỳ phải có duyên

          Hôm nay mình gặp lại bạn hiền

          Tâm sự cùng nhau thành tri kỷ

          Thơ mình bạn đọc, hiểu nhau hơn

          Mai kia, mốt nọ, dù ngăn cách

          Thơ bạn, thơ tôi vẫn gắn liền.

 Điều gì đã qua mãi mãi sẽ không bao giờ tìm lại được, hãy sống theo những gì mình  có và hãy trân trọng giữ gìn.

                           HOA ĐĂNG

 

         

         

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

H1
HOÀI THỦY BIỆT HỮU  của Trịnh Cốc
             Đây là bài viết riêng tặng cho Anh Suôi HUỲNH THANH SƠN, người đã có chung cảm xúc hoài...
Xem tiếp...
unnamed
NỮ TRUNG NGHIÊU THUẤN
Trong tác phẩm Sãi Vãi của cụ Nguyễn Cư Trinh, ông đã cho bà Vãi đề cao các giới nữ TÀI MẠO SONG TOÀN,...
Xem tiếp...
h3
KHÔNG NĂM TÁM
Thời gian trước, người bạn học ở gần, nên chúng tôi thường gặp nhau. Một hôm tôi nói, “Cùng ăn một lượng...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

h3
LỄ KHAI THỊ NGÔI CHỢ TRĂM NĂM
Tờ Nông Cổ Mín Đàm số ra ngày 1er Février 1917, nơi trang 4 có đăng “Lễ khai thị chợ thành phố quận GOCONG”...
Untitled
HẠNH
Ba chị em đều đẹp, nhưng Hạnh, đứa nhỏ nhứt lại đẹp nhứt. Đôi mắt của nó không to, luôn lúng liếng như...
H1
HOÀI THỦY BIỆT HỮU  của Trịnh Cốc
             Đây là bài viết riêng tặng cho Anh Suôi HUỲNH THANH SƠN, người đã có chung cảm xúc hoài...
H1a
CHÙA BÀ TỨK HẸ – THIÊN HẬU THÁNH CUNG TỊNH BIÊN AN GIANG
Ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, như những chùa Bà khác của người Hoa ở khắp nơi, chùa Bà Tứk Hẹ, tên...
THCL
ĐỌC VÀ VIẾT CHO TRUNGHOCCHOLACH.COM
Trang trunghoccholach.com hoạt động từ năm 2012, đến nay. Số lượng người xem ít vì ít bài vở và thong...

LỜI DẪN

Tin nhà

H2
CHS NHÓM THCL NIÊN KHÓA 68 HOP MẶT Ở BÌNH ĐẠI
h0
ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH TẠI TP.HCM HỌP MẶT MỪNG XUÂN 
1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 11
Lượt truy cập: