Có một cây da cổ ở quê hương Chợ Lách mà ít người biết. Cây Da nằm ở ấp Thới Lộc, xã Sơn Định, đối diện với Đình Tân Thới. Theo bà Dương Thị Sậu, 86 tuổi thì ông ngoại bà kể lại khi ông 12 tuổi đã thấy có cây Da, lúc này cây Da đã có bề hoành trên một người ôm. Như vậy, nhẫm tính thì cây Da có tuổi thọ không dưới 150 năm. Nhiều loại cây có tuổi thọ trên 200 năm đã được công nhận là Cây di sản quốc gia, như cây Xoài ở Phú Yên vừa rồi, hay cây Bách mai ở Đình Phú Tự (xã Phú Hưng, TP Bến Tre) thì tại sao cây Da quê nhà không được các cơ quan văn hóa “để ý” tới? Điều cần quan tâm hơn nữa là cây Da ở Chợ Lách đã có dấu hiệu “lão hóa”, phần ngọn và những nhánh già đã bắt đầu chết dần, nếu không có kế hoạch bảo vệ khẩn cấp thì nguy cơ chúng ta mất đi một cây di sản quí hiếm là có thật.
Ngọc Vinh
H1 Tác giả trước cây Da ở Thới Lộc
h2
Xin nói thêm, theo ông Cao Văn Tập, sinh năm 1923, người gắn bó với cây Da cổ này từ nhỏ nói rằng: Lúc ông còn nhỏ những cụ ông ở đây còn không biết cây Da bao nhiêu tuổi ( cây da lúc này khoảng mười người ôm không giáp), vậy thì, những cụ ông đó đã mất trên 150 năm, cộng thêm cụ Tập năm nay 81 tuổi, ta có thể xác định rằng cây Da cổ của chúng ta có tuổi thọ trên 200 năm. Hy vọng có sự nghiên cứu nhiệt tình để một cây di sản như cây Da ở đình Tân Thới không bị mai một.
Cây da này tôi thấy hồi tôi còn ở bờ kinh, thỉnh thoảng có ra đo chơi nhưng cũng không quan tâm lắm. Thời đó đi Sài gòn thường về ngã Cái Bè, từ cái Bè đi đò khách về Chợ Lách, còn cách Chợ lách 4 -5 cây số là đã thấy cây da này rồi. Từ xa có thể chỉ với mọi người, chỗ đó là chợ Thới Lộc, có cái đình Tân Thới, gần nhà tui đó.. Văn Năng ở gần cây da này , chắc có nhiều kỷ niệm. Hôm nay nhắc VN kể lại chuyện quanh cay da này
Những buổi trưa hè, đứng ở mũi đất dưới bóng cây da nầy, ngó về phương đông, nơi cuối sông Tiền xa, mờ mịt chân mây, nắng chấp chóa trên đầu sóng, lòng cậu học trò nhỏ biết bao lần cảm khái.
Có một câu chuyện liên quan đến cây Da nầy mà hồi nhỏ tui đc nghe bà Ngoại kể lại , là năm đó ông Ngoại là Chánh Bái của Đình Thới Lộc , trước ngày ông Ngoại mất một ngày , một nhánh Da tự nhiên bị gãy dù trời không có giông mưa gì hết , sau đó thì những lần cúng Đình có các gánh hát về hát cúng hoặc hát để phục vụ bà con thì người ta đều che lều phơi phóng áo quần của gánh hát xung quanh cây Da, Những chiếc áo vua , những bộ áo lộng lẫy hoành tráng của Hoang Hậu , Công chúa được phơi dưới gốc Da càng làm cho cây Da thêm phần âm u huyền bí, Hồi nhỏ mỗi lần đi ngang đó vào buổi trưa vắng là tui sợ lắm , đa phần toàn là chạy ngang chứ không dám đi , nhưng nếu hỏi tui sợ gì mà chạy thì tui cũng không biết sợ gì nữa mới kỳ chứ .