Trung Học Chợ Lách

Bài 4: Đến trường trung học Chợ Lách

Ngày đăng: 15/10/2013, 9:13 sáng, ý kiến phản hồi (0)

Ngày hôm sau, tôi sang trường trình sự vụ lệnh. Trường trung học Chợ Lách là một ngôi trường cũ, gồm ba dãy nhà gạch, xây theo hình chữ “U”, trên một miếng đất hình vuông mỗi bề độ năm, sáu mươi thước. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nhìn từ xa thấy vài con bò gặm cỏ trong sân trường.

Con đường gạch, dài khoảng 50m, dẫn từ cổng vào văn phòng hiệu trưởng đã quá cũ, gạch mục nát và lún sâu hơn sân cỏ hai bên, nên nước mưa đọng lại thành một rãnh rước, nhiều chỗ tôi phải nhón chân lên để tránh nước ướt vớ. Con đường đó là lối đi chính vào trường và có hai ngả rẽ qua các lớp khác ở hai dãy bên hông. Tất cả học sinh và thầy giáo phải đi qua đó để vào trường. Gần văn phòng hiệu trưởng có một bồn bông, tròn chẳng ra tròn, méo chẳng ra méo, và một cột cờ xiêu vẹo ở chính giữa.

Hai bên đường chính này là sân trường, nhưng tôi nghĩ là các bãi cỏ hoang, có nhiều nơi thấy gò với cỏ cao quá đầu gối. Nhìn nó chẳng khác gì các đồi cỏ ở rừng Tân Phúc (Lam Sơn-Thanh Hóa), nơi tôi chăn dê và trâu bò lúc còn nhỏ. Thảo nào mà mấy con bò đã vào đây tìm thức ăn.

Hai chỗ phân chia của ba dẫy lớp có hai ao nhỏ. Cái ao nhỏ bên trái nhìn từ cổng vào nối dài với một cái mương sâu đến đầu gối và cá rô, cá sặc bơi qua bơi lại trông cũng vui mắt. Nếu như được chăm sóc tủ tế thì đây là nơi đẹp để ngắm cảnh. Nhưng trường hợp này thì khác hẳn. Nhiều khi không có giờ dạy học, tôi mang cần câu ra ao câu cá giải khuây.

Hiệu trưởng trường là Nguyễn Thành Thưởng, người nhỏ con, quê quán ở Cần Thơ, một giáo sư Pháp văn đệ nhất cấp, tính tình nhẹ nhàng, chừng gần 30 tuổi.

Sau khi đọc sự vụ lệnh, anh Thưởng mừng rỡ:

– Thật hay quá! Mấy năm nay tôi làm đơn xin bộ một giáo sư toán đệ nhị cấp, mà chẳng thấy ai về, làm chúng tôi lo quá xá. Nay trường đã có một số lớp đệ nhị cấp. Nếu anh không về chắc tôi phải dẹp các lớp này. Năm nay có hai lớp thi tú tài, nếu không có ai dạy toán các em chắc rớt. Nay anh về đây, tụi tôi như hạn gặp mưa.

Tôi hỏi:

– Tôi sẽ phụ trách lớp nào hả anh?

– Trường có hai lớp đệ nhị (lớp 11), một A anh văn, một B Pháp văn, cùng vài lớp đệ tứ. Đó là các lớp quan trọng nhất, vì học sinh phải thi tú tài I và trung học đệ nhất cấp, nên nhờ anh phụ trách cả toán lẫn lý hóa cho các em.

Tôi hỏi:

– Tôi có một lá thư của người bạn gởi cho cô Nguyễn Thị Cúc. Cô ấy nhà ở đâu anh có biết không?

– Ngày mai, trong giờ nghỉ, tôi sẽ gọi cô ta lên văn phòng gặp anh.

(Còn tiếp)

Võ Hiệp

H1

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

d92ab2a7-5d6c-49a4-8b59-87bb3265d276
BẾN TRE DƯỚI THỜI GIA LONG:
Từ năm 1757, Bến Tre được gọi là tổng Tân An thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Đời vua Minh Mạng, miền...
Xem tiếp...
H3
CHUYỆN ĐÒ XE VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...
pHAN LE
TÔI ĐÓNG VAI PHÀN LÊ HUÊ
Năm 1963 thầy Nam dẫn tôi và chị Dễ (chị Tư) về Chợ Lách đi học, tôi vào lớp nhất học với thầy Châu,...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Dao huu ngạn
LÁ ĐỔ CHIỀU ĐÔNG.
Những cơn gió đong đưa mang cả cái lạnh buốt nhởn nhơ dưới bầu trời âm u không một giọt nắng trước tuần...
h2
NHÀ VĂN ĐI CHỢ
Anh Lương Minh là nhà báo, nhà văn, quê ở Vĩnh Long, là chủ biên trang văn học tư nhân “Tống Phước Hiệp...
Hoa tang
TIN BUỒN
Được tin thầy Đào Hữu Ngạn, sinh năm 1940 tại Vĩnh Bình, cựu hiệu trưởng trường Trung học Chợ Lách, đã...
Dieu la Thành
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ 
Song song với “Long Thành Cầm Giả Ca”, “Ngộ Gia Đệ cựu Ca Cơ”, “Độc Tiểu...
-Dat-Lai-Lat-Ma
TÂM TƯỞNG
Tâm tư và suy tưởng, đó là cái hiểu thông thường của một số người. Tâm là một đại dương, tưởng là một...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 22
Lượt truy cập: