Trung Học Chợ Lách

Bài haiku tặng Phong Tâm

Ngày đăng: 01/08/2013, 2:02 sáng, ý kiến phản hồi (5)

1/. Haiku là thể thơ độc đáo của Nhật Bản, quy định nghiêm ngặt về số câu, số âm tiết trong Nhật ngữ. Cụ thể, một bài haiku phải chỉ có 3 câu và không quá 17 âm tiết, theo thứ tự chặt chẽ là không quá 5,7,5 âm tiết.
 

Thí dụ, bài Trăng xanh của Masaoka Shiki:

tsuki ichi-rin.     
hoshi musuu sora
midori kana
  
Một mảnh trăng tròn
bên trời đầy sao
xanh thẳm.

hay bài Gió thu của Takahama Kyoshi:

 

aki kaze ya
ganchu no mono
mina haiku

Gió thu
vạn vật trước mắt
đều là haiku.

2/. Nhưng nói đến haiku là phải nhắc đến Matsuo Basho, đại thi hào Nhật Bản, thiền sư Ba Tiêu ( 1644-1694 ) với những bài haiku nhẹ nhàng nhưng đậm đà thiền vị như bài

Tiếng nước:

furuike ya
kawazu tobikomu
mizu no oto

Ao hoang
ếch nhảy vào
tiếng nước.

làm tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực của nhân loại.

3/. Do ảnh hưởng ngữ âm Nhật Bản, nên khi chuyển sang tiếng Việt, haiku hoàn toàn tự do về niêm vận. Nhưng số câu, số âm tiết ( Việt Nam là chữ ) phải được tuân thủ. Cụ thể là 3 câu và không quá 17 chữ, theo đúng thứ tự không quá 5,7,5 chữ.

4/. Vì những giới hạn đó, haiku Việt ngữ dễ làm nhưng khó có bài hay. Nếu không đủ độ chín, bài thơ dễ trở thành ngô nghê. Không ít thi sĩ Việt Nam dị ứng với thể thơ nầy. Tài năng như Nguyễn Đức Sơn cũng thường chế nhạo: ” Đã là thơ mà còn haicu, bacu…”
Nhưng thật sự có những bài haiku Việt ngữ rất hay. Như bài sau đây của Nguyễn Thánh Ngã:

 

ĐỨA TRẺ

Xó chợ
Chiếc lon trống
Hạt mưa mồ côi.

Chỉ 9 chữ thôi mà cả một trời cảm xúc, xót thương đổ xuống người đọc thơ.

5/. Biết là mình không đủ khả năng, nhưng cũng cố tập tành viết một bài haiku tặng anh Phong Tâm,

TÍM
                            ( Tặng Phong Tâm và TMB )

Chiều tím
Đồi sim tím Em đi, xiêm tím
Chân trời cuồng si.

                               Chân núi Cấm, những ngày sơ thu

                                                Quách Đào

 

5 bình luận

  1. Thân mến Quách Đào,

    Cố gắng trả lễ bên trang TPHVL đang lúc bị bịnh cảm mới bớt chưa dứt, nay có chút thì giờ với trang THCL. Từ lâu tôi rất quý mến kiến thức sâu rộng và nội lực thâm hậu của Quách Đào, nay vô cùng cám ơn bạn viết tặng bài thơ TÍM dưới thể truyền thống Nhật ( Haiku ) ý nghĩa sâu sắc và đẹp.

    Xin khiêm tốn gởi tặng lại 1 bài.

    Đỏ

                      * Tặng Quách Đào

    Chợ Đào

    Bưng chén cơm đỏ

    Giọt mồ hôi

                         Cái Mơn, dêm mưa tháng 6 Quý Tỵ 

                                                     PHONG TÂM

  2. Kính gởi hai người “bạn” thơ quí mến! Kẻ hậu sinh này đọc thơ Haiku của hai vị mà “lạnh xương sống”, thèm góp vào nhưng lực bất tòng tâm! Thôi thì, “lắng nghe” và “thấu hiểu”, mong sẽ nhận được nhiều những tác phẩm khác của chú Phong Tâm và anh Tiến để biết đâu mai mốt cũng lãnh hội được chút gì đó rồi “mần” thơ cho bạn đọc coi! (À, chú Phong Tâm, con chưa có tập thơ của chú. Còn tập truyện của con, con đã nhắc Khương, sẽ gởi chú một ngày gần đây)

    Anh Tiến kính! Bài Đứa trẻ của Nguyễn Thánh Ngã, nếu trí nhớ không phản bội em thì câu thứ hai là “Chiếc lon rỗng” chứ không phải “Chiếc lon trống”, em không chắc mình nhớ đúng nhưng chữ “rỗng” hình như “đẹp” hơn trong ngữ cảnh của bài thơ. Chúc anh và chú Phong Tâm vui, khỏe!

     

    1. Cám ơn em nhiều. Đúng như em nhớ. Bài Đứa trẻ của Nguyễn Thánh Ngã khi đoạt giải nhất Cuộc thi sáng tác thơ haiku lần 2, năm 2009, do TLSQ Nhật Bản tại TP HCM tổ chức,  báo Tuổi Trẻ đưa tin thì in là ” chiếc lon rỗng “. Nhưng theo nguyên tác của NTN, được in trong tập kỷ yếu của cuộc thi nầy do  TLSQ Nhật Bản phát hành thì chính thức là ” chiếc lon trống “.
      Ban đầu anh cũng nghĩ, ” rỗng ” hay hơn ” trống “, nhưng càng về lâu, anh càng tâm đắc với Nguyễn thi sĩ. ” Trống ” rõ ràng nghe hư vô hơn.
      Một chi tiết nhỏ có lẽ cũng nên để ý, Nguyễn là thi sĩ đã thành danh ở miền Nam trước 1975 và hiện sống ở Lâm Đồng.
      Thân chào em. Chúc em khỏe và có nhiều sáng tác mới.    Quách Đào,

  3. Ngọc Vinh mến,

    Đã nhận tập truyện của NV đề tặng vào xế trưa lúc đang nằm nên không biết ai đem đền, đón chừng Đăng Khương, thành thật cám ơn người tặng và người giúp đem đến tận nhà. Sẽ trao NV tập thơ sau khi đi Sài Gòn về. Thân PT.

  4. Kính anh Phong Tâm,

    Đọc bài thơ Đỏ anh tặng, làm mình có cảm giác được ví như chén cơm gạo Nàng Hương. Không dám anh Phong Tâm ơi! Được là IR 50404 cũng quý lắm rồi, chỉ mong đừng có sạn, làm khổ người đọc.
    Cám ơn anh nhiều. Chúc anh mau khỏe. Thân kính.    Quách Đào,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Thông van
UỐNG TRÀ CỦA THÍCH THIỆN THẢO
Là nhà sư Phật giáo. CHS Trường THCL  hiện nay sống ở Huyện Mang Thít nhưng có cuộc sống của đạo tiên:...
Xem tiếp...
bay nui
CHIỀU TRÊN ĐỒNG CHÂN NÚI CỦA ĐÀO DŨNG TIẾN
Đào Dũng Tiến -một nông dân thế hệ mới, đọc kinh sách, biết làm thơ hiện sống ở vùng Thất Sơn. Bài thơ...
Xem tiếp...
tải xuống
NẺO CHIỀU CỦA NHẬT LỆ
Lâu lắm không đọc thơ Nhật Lệ, nay nhà thơ trở lại với trang nhà. Vẫn vần điệu ngọt ngào, chắt lọc từng...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

ban-doi-ban-tri-ky-ban
Phiếm về TRI ÂM, TRI KỶ.
Có rất nhiều người thắc mắc và hỏi tôi :”Hiểu và phân biệt như thế nào cho đúng về hai từ TRI ÂM...
Thê tài - Copy
CHÚC MỪNG SINH NHẬT NGUYỄN THẾ TÀI
Ngày 24/10 là sinh nhật Nguyễn Thế Tài, GV trường Trung hoc Chợ lách. Hiện nay anh sống ở Úc. Nhân sinh...
unnamed
Thành Ngữ Bị Hiểu Sai Hơn Một Ngàn Năm Qua
 Trong văn học cổ Trung Hoa, thành ngữ đánh giá phẩm bình cao nhất về dung mạo của nữ giới là “Trầm...
Thông van
UỐNG TRÀ CỦA THÍCH THIỆN THẢO
Là nhà sư Phật giáo. CHS Trường THCL  hiện nay sống ở Huyện Mang Thít nhưng có cuộc sống của đạo tiên:...
3
CHÚC MỪNG SINH NHẬT THẦY ĐOÀN ĐÌNH CẦM
Ngày 16/10 là sinh nhật thầy Đoàn đình Cầm, GS truờng trung học Chợ Lách vào những năm 60, hiện nay thầy...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 5
Lượt truy cập: