Trung Học Chợ Lách

TÔI ĐI PHNOM PÊNH

Ngày đăng: 30/07/2019, 10:09 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Hồi năm 1985,  tôi có đến Phnom Phen vài lần,  có thăm một số đền đài , cung điện và chùa nữa. Tôi cũng có ghé qua chợ Orussay mấy lần , lúc ấy cầu Sàigon còn cũ kỷ lắm, xe lôi đạp thì thịnh hành hơn các loại xe tuk tuk đẹp như bây giờ. Tôi  rất thích đi chợ Orussay vì chợ ấy có bán tất cả nhưng thứ nhu yếu phẩm, sa xí  từ bình dân đến cao cấp , chợ rất đông người vui lắm. 

Bắt đầu khởi hành từ hướng bên kia cầu Sài gòn,  tội nghiệp cho bác phu xe đội chiếc nón đệm cũ rích, phơi mình dưới cái nắng đỗ lữa đong đưa từng bước để leo lên con dốc, những giọt mồ hôi đẫm ướt cái lưng còng bên đôi vai gầy guộc , rồi bác lại thả dọc cặp theo mấy dãy phố sầm uất, “chen theo” những tiếng kèn in ỏi của mấy chiếc xe đò chở đầy hành khách đu đeo  che lấp cả hình bóng chiếc xe ,chỉ thấy một khối người di động mà thôi.

Lúc ấy tôi trò chuyện với bác phu ấy bằng tiếng Campuchia, qua câu trả lời mới vỡ lẽ bác ấy là người gốc Việt, hú hồn,,, phải nói lén bác thì chết ngay.  Lúc ấy hai bác cháu mới bắt đầu tâm sự bằng tiếng mẹ đẻ, và mới biết được hoàn cảnh thương tâm của nhưng nông dân nghèo ơ ven biên giới Việt Cam, bác kể là khi tới mùa nước nổi thì bác phải sang đây để chạy xe kiếm sống và nuôi cả gia đình, đến mùa nước rút thì lại quay về quê để gặt lúa mướn . Như vậy thì cuộc đời của bác sẽ gắn liền với cái ” khổ” không biết đến bao giờ mới kết thúc? . Câu chuyện vừa dứt thì xe cũng vừa cập bến chợ , tôi muốn chia sẽ hoàn cảnh của bác  nên đã trả công cho bác rất hậu! Tôi không nhớ rỏ tiền” ria “năm ấy là bao nhiêu, chỉ mang máng là cứ 7 đồng thì đổi được 1 Riel CPC , mà số tiền em trả cho bác gấp 7-8 lần gì đó.

Xuống xe thả bộ vào tham quan chợ , đi ăn uống ( có cùng với một người bạn nữa) ,rồi chọn mua thêm một số đồ về quê làm tiêu dùng và bán kiếm chi phí. Đã 34 năm rồi  tôi không có cơ hội để trở lại thăm vùng đất ấy nữa, tôi cũng còn có người bạn hiện đang sống bên ấy, cũng thường rũ tôi sang lại Phnom Phenh nhưng  tôi cứ hẹn hoài mà chưa có dịp sang chơi .

Hoài Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Dao huu ngạn
LÁ ĐỔ CHIỀU ĐÔNG.
Những cơn gió đong đưa mang cả cái lạnh buốt nhởn nhơ dưới bầu trời âm u không một giọt nắng trước tuần...
Xem tiếp...
h2
NHÀ VĂN ĐI CHỢ
Anh Lương Minh là nhà báo, nhà văn, quê ở Vĩnh Long, là chủ biên trang văn học tư nhân “Tống Phước Hiệp...
Xem tiếp...
unnamed
Tô Bún Nước Lèo 
Cao Miên là Cam Bốt (từ tiếng Pháp Cambodge). Tiếng Hán, Cao Miên chỉ nước và sắc tộc Khmer. Phụ nữ Miên...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Dao huu ngạn
LÁ ĐỔ CHIỀU ĐÔNG.
Những cơn gió đong đưa mang cả cái lạnh buốt nhởn nhơ dưới bầu trời âm u không một giọt nắng trước tuần...
h2
NHÀ VĂN ĐI CHỢ
Anh Lương Minh là nhà báo, nhà văn, quê ở Vĩnh Long, là chủ biên trang văn học tư nhân “Tống Phước Hiệp...
Hoa tang
TIN BUỒN
Được tin thầy Đào Hữu Ngạn, sinh năm 1940 tại Vĩnh Bình, cựu hiệu trưởng trường Trung học Chợ Lách, đã...
Dieu la Thành
ĐIẾU LA THÀNH CA GIẢ 
Song song với “Long Thành Cầm Giả Ca”, “Ngộ Gia Đệ cựu Ca Cơ”, “Độc Tiểu...
-Dat-Lai-Lat-Ma
TÂM TƯỞNG
Tâm tư và suy tưởng, đó là cái hiểu thông thường của một số người. Tâm là một đại dương, tưởng là một...

LỜI DẪN

Tin nhà

1ab2
NHỚ ANH MƯỜI LỘC- NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG CHỢ LÁCH
thich-phuoc-an
RỪNG KHUYA BÊN BẾP LẠNH
h2
LỚP LÃO NIÊN HOP MẶT LẦN THỨ 6
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found
Tác giả
Thống kê
Số người online: 17
Lượt truy cập: